Dự trữ ngoại hối bằng đô la trên toàn cầu rơi xuống mức thấp kỷ lục

19/05/2025 08:30
19-05-2025 08:30:00+07:00

Dự trữ ngoại hối bằng đô la trên toàn cầu rơi xuống mức thấp kỷ lục

Tỷ trọng của đồng đô la Mỹ trong dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử vào cuối năm 2024 khi các quốc gia ngày càng đa dạng hóa tài sản dự trữ để giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh.

Nhiều nước đa dạng hóa tài sản dự trữ ngoái sang vàng và đồng yen Nhật Bản để giảm phụ thuộc vào đô la Mỹ. Ảnh: Nikkei Asia

Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tính đến cuối năm 2024, đô la chiếm 57,8% trong tổng số 12,36 nghìn tỉ đô la dự trữ của thế giới, giảm 0,6 điểm phần trăm so với trước đó một năm. Đây là mức tỷ trọng thấp nhất của đô la trong dự trữ ngoại hối toàn cầu kể từ khi dữ liệu được thống kê vào năm 1995. Tỷ trọng này của đô la đạt đỉnh 70% vào năm 2000.

Nhiều chính phủ và ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa tài sản dự trữ và ưu tiên vàng, một tài sản “không có quốc tịch”, như một giải pháp thay thế.

Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC), tính đến cuối năm ngoái, Nga nắm giữ khoảng 2.300 tấn vàng, chiếm 32% tổng dự trữ ngoại hối của nước này. Lượng vàng mà quốc gia này này nắm giữ tính theo tấn đã tăng gần gấp đôi so với một thập niên trước.

Chính phủ Mỹ đã sử dụng quyền kiểm soát giao dịch thanh toán bằng đô la như một công cụ để trừng phạt tài chính đối với các quốc gia như Nga và Trung Quốc. Sau khi Nga phát động chiến tranh ở Ukraine vào năm 2022, các ngân hàng lớn của Nga đã bị cắt khỏi mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT.

“Những quốc gia chống đối lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây khác dường như đang nỗ lực xây dựng một hệ thống thanh toán bằng các loại tiền tệ khác ngoài đô la”, Kiyotaka Sato, giáo sư kinh tế tại Đại học quốc gia Yokohama (Nhật Bản) bình luận.

Hiện nay, có mối lo ngại rằng thế giới sẽ ngày càng xa rời đồng bạc xanh dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hiện tại, quan điểm chung của các chuyên gia tiền tệ là ông Trump sẽ không hành động cực đoan về chính sách thuế quan và thương mại đến mức từ bỏ vị thế thống trị của đô la trong dự trữ ngoái hối và thanh toàn cầu.

Nhưng có một nỗi lo sâu sắc trên thị trường rằng, vị thế của đồng đô la như một loại tiền tệ chủ chốt sẽ lung lay, Keiichi Iguchi, nhà chiến lược gia cấp cao của Resona Holdings cho biết.

Các quốc gia đang chú ý đồng yen Nhật Bản, với tỷ trọng của đồng tiền này trong dự trữ ngoại hối toàn cầu cải thiện năm thứ ba liên tiếp, tăng 0,1 điểm phần trăm lên 5,82% vào năm ngoái, theo dữ liệu của IMF. Tỷ trọng này cao hơn đáng kể so với mức chưa đến 3% vào năm 2009.

Khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất trở lại mức dương, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản cũng tăng lên, có khả năng khuyến khích các nước tăng nắm giữ đồng yen trong dự trữ ngoại hối.

“Do lãi suất thấp, đồng yen ban đầu ít được chú ý với tư cách là đồng tiền dự trữ, nhưng xu hướng đó đã giảm bớt", Yoshimasa Maruyama, chuyên gia kinh tế thị trường của SMBC Nikko Securities nói.

Trong nửa cuối năm 2024, 35,5% kim ngạch xuất khẩu và 24,2% kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản được thanh toán bằng đồng yen, theo dữ liệu thương mại của chính phủ Nhật Bản. Các tỷ lệ này tăng lên gần 50% nếu chỉ xem xét đến hoạt động thương mại của Nhật Bản với Hàn Quốc.

Tsuyoshi Ueno, chuyên gia kinh tế cấp cao của Viện nghiên cứu NLI (Nhật Bản) cho biết. nhiều chính phủ và ngân hàng trung ương nắm giữ đồng yen là các quốc gia châu Á có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nhật Bản.

“Với việc ông Trump thể hiện lập trường thương mại cứng rắn ngay cả với các đồng minh, việc bán đô la và tích lũy lượng nắm giữ đồng yen có thể đã tăng tốc như một biện pháp phòng ngừa rủi ro”, Akira Moroga, giám đốc chiến lược thị trường của ngân hàng Aozora nhận định.

Khoảng một nửa dự trữ ngoại hối trên toàn thế giới được nắm giữ ở châu Á, riêng Trung Quốc chiếm khoảng một phần tư tổng dự trữ toàn cầu ở mức 3,45 nghìn tính đô la tính đến năm 2024.

Vì vậy, hành động của Trung Quốc với dự trữ ngoại hối (như mua/bán đô la, đầu tư vào trái phiếu…) được xem là chỉ báo cho các xu hướng kinh tế hoặc tài chính toàn cầu.

“Có nhiều đồn đoán về sự thay đổi từ hệ thống tiền tệ dưới sự chi phối của đồng đô la hiện tại sang hệ thống có nhiều lựa chọn tiền tệ như đồng euro và đồng yen”, Daisuke Karakama, chuyên gia kinh tế thị trường của ngân hàng Mizuho nói.

Chánh Tài (Theo Nikkei Asia)

 

TBKTSG

- 20:30 18/05/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng Trung ương Anh giữ nguyên lãi suất, Thụy Sĩ hạ lãi suất xuống 0%

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 19/6 giữ nguyên mức lãi suất 4,25% trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cắt giảm lãi suất về mức 0%, viện dẫn lạm phát giảm...

Thị trường dự đoán phi tập trung - khi đồng tiền không biết nói dối

Nếu vượt qua được những thách thức về pháp lý và vận hành, thị trường dự đoán phi tập trung có tiềm năng trở thành một trụ cột mới của nền kinh tế thông tin, nơi mà...

BlackRock và quyền lực trong thị trường vốn

BlackRock - tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới, một thế lực bao trùm trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Với khoảng 11.6 ngàn tỷ USD tài sản đang được quản...

Mỹ chiếm gần 40% tổng số triệu phú toàn cầu năm 2024

Tài sản tại Mỹ đã gia tăng nhanh chóng đáng kể trong năm ngoái khi có thêm hơn 379.000 người trở thành triệu phú USD, tức trung bình có hơn 1.000 triệu phú mỗi ngày.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%. Đồng thời, BoJ tiếp tục giảm quy mô mua vào trái phiếu chính phủ.

Tuần quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu

Tâm điểm chú ý của giới đầu tư sẽ là quyết định lãi suất tại cuộc họp chính sách của Fed ngày 18/6, nhằm tìm manh mối về thời điểm và lý do Fed có thể điều chỉnh...

Căng thẳng giữa Israel-Iran gia tăng đẩy đồng USD mạnh lên

Đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác khi các thị trường chuyển hướng sang tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn," giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở...

Kỳ lân công nghệ Đông Nam Á ngày càng giống ngân hàng

Nhiều kỳ lân công nghệ Đông Nam Á đang vận hành mảng kinh doanh ngân hàng số với kỳ vọng đem lại phần lớn doanh thu trong tương lai, điều mà cách đây vài năm không...

JPMorgan và ván cược 50 tỷ USD vào châu Á

JPMorgan Chase đang tăng tốc nỗ lực của mình tại thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển nhanh chóng của châu Á, tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với...

Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ ở châu Á

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tăng tốc mua trái phiếu chính phủ tại các nước châu Á để tận dụng làn sóng giảm lãi suất và các đồng tiền trong khu vực mạnh lên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98