Giá điện điều chỉnh bảo đảm dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn vận hành

10/05/2025 14:47
10-05-2025 14:47:00+07:00

Giá điện điều chỉnh bảo đảm dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn vận hành

Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, việc điều chỉnh giá điện được thực hiện dựa trên cả căn cứ pháp lý lẫn yêu cầu thực tiễn của quá trình vận hành hệ thống điện quốc gia.

Giá điện điều chỉnh bảo đảm dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn vận hành- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết, việc điều chỉnh giá điện được thực hiện dựa trên cả căn cứ pháp lý lẫn yêu cầu thực tiễn của quá trình vận hành hệ thống điện quốc gia

Ngày 9/5, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố Quyết định số 599/QĐ-EVN ngày 7/5/2025 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), áp dụng từ ngày 10/5/2025. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Cùng ngày, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 1279/QĐ-BCT quy định về giá bán điện, trong đó ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán lẻ điện cho các đơn vị bán lẻ điện.

Lý giải về cơ sở của đợt điều chỉnh này, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, việc điều chỉnh giá điện được thực hiện dựa trên cả căn cứ pháp lý lẫn yêu cầu thực tiễn của quá trình vận hành hệ thống điện quốc gia.

Về mặt pháp lý, việc điều chỉnh giá điện tuân thủ theo quy định của Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2024, Nghị định số 72/2025/NĐ-CP của Chính phủ cùng với hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 22/2025 của Bộ Công Thương. Các văn bản này đã quy định rõ nguyên tắc, cơ chế và điều kiện để điều chỉnh giá điện, đảm bảo sự minh bạch, công khai và phản ánh đúng chi phí sản xuất cũng như cung ứng điện.

Về mặt thực tiễn, theo kế hoạch cung ứng điện năm 2025 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tổng nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước được dự báo sẽ tăng hơn 12% so với năm 2024. Điều này tương đương với sản lượng điện phải bổ sung thêm khoảng 34 tỷ kWh. Để đáp ứng sản lượng tăng thêm này, hệ thống điện quốc gia buộc phải huy động thêm các nguồn phát điện có chi phí cao như nhiệt điện than, điện khí và đặc biệt là điện chạy dầu.

Hiện giá thành sản xuất điện từ than khoảng 2.400 đồng/kWh; điện khí, đặc biệt là khí hóa lỏng (LNG), có chi phí trên 3.000 đồng/kWh; trong khi đó, điện chạy dầu - nguồn phát có chi phí cao nhất - lên tới gần 5.000 đồng/kWh. Khi các thông số đầu vào này được áp dụng vào công thức tính giá điện theo quy định tại Nghị định 72 thì mức tăng tương ứng được xác định là 4,8%.

Đảm bảo hộ nghèo, hộ chính sách không bị ảnh hưởng

Theo EVN, trong bối cảnh chi phí khâu phát điện có xu hướng tăng cao những năm gần đây, EVN và các đơn vị thành viên đã quyết liệt thực hiện việc tiết giảm, tiết kiệm chi phí với yêu cầu trong năm 2025 tiết kiệm chi phí thường xuyên, sửa chữa lớn phải đạt tối thiểu 10% và phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia vận hành tối ưu hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục.

Đại diện EVN khẳng định, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng, hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng theo chủ trương của Chính phủ.

Cung ứng đủ điện mùa nắng nóng 2025

Liên quan đến dự báo thời tiết nắng nóng kéo dài trong năm 2025, đại diện EVN cho biết, việc này đã được EVN tính đến ngay từ khi xây dựng kịch bản cung ứng điện thời điểm cuối năm 2024.

Thêm vào đó, trong 4 tháng đầu năm 2025 vừa qua, nhu cầu điện của miền Bắc luôn cao hơn miền Trung và miền Nam. Trước tình hình này, EVN đã chủ động thành lập nhóm công tác và lập kế hoạch hàng tuần để điều chuyển phụ tải, đảm bảo hài hòa nhu cầu, đảm bảo cung ứng điện trên toàn quốc.

Về lâu dài, EVN thực hiện các nhóm giải pháp lớn để đảm bảo không thiếu điện trong mọi hoàn cảnh gồm: Cân đối chi phí, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện; Nỗ lực đảm bảo tiến độ các dự án nhà máy điện nguồn lớn như Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng hay Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, các dự án đường dây truyền tải điện cũng được EVN thực hiện đúng tiến độ…

Anh Thơ

Báo Chính phủ

- 11:55 10/05/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng đề nghị ngân hàng hàng đầu Trung Quốc tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Chiều 24/6, tại Thiên Tân, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Cát Hải...

Chuyên gia VPBankS: Ngân hàng Nhà nước chưa cần tăng lãi suất trong năm nay để kiểm soát tỷ giá

Ngày 23/06, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đạt 25,028 VND/USD, tăng gần 3% so với đầu năm. Tỷ giá trung tâm leo thang cũng kéo giá USD niêm yết ở các NHTM tăng...

Tư nhân được đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Nhà nước

418/423 đại biểu Quốc hội sáng nay đã tán thành thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); trong đó có cơ chế tiếp nhận tư nhân vào làm quản lý, lãnh đạo ở một số...

Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án luật, họp bàn về công tác nhân sự

Cùng với việc biểu quyết thông qua nhiều dự án luật và Nghị quyết quan trọng, trong buổi chiều ngày 24/6, Quốc hội sẽ họp riêng về công tác tổ chức, nhân sự thuộc...

Thủ tướng: Ứng phó kịp thời tình hình Trung Đông, kiên định mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục làm mới, mạnh mẽ hơn động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; đột phá trong động lực tăng trưởng mới như khoa...

Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn mới nhất về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Giữ ổn định số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong thời gian chuyển tiếp; hướng dẫn tổ chức chính quyền tại đặc khu có dân số dưới 1,000 người; quy trình chuyển...

Tuần làm việc cuối của Kỳ họp 9, Quốc hội bàn công tác nhân sự

Tuần làm việc cuối của Kỳ họp 9, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua 22 luật, 21 nghị quyết, đồng thời xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương bố trí trụ sở, thiết bị cho chính quyền hai cấp

Trước thềm vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/07, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành công điện yêu cầu khẩn trương hoàn thiện trụ sở, thiết...

OECD khẳng định ủng hộ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng cao

Tổng thư ký OECD đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu...

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình nghị quyết gỡ các 'điểm nghẽn của điểm nghẽn'

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết việc xây dựng, trình ban hành nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật là rất cần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98