Hàng triệu tỷ đồng chảy vào bất động sản, vì sao doanh nghiệp vẫn ‘đói’ vốn?

21/05/2025 13:59
21-05-2025 13:59:21+07:00

Hàng triệu tỷ đồng chảy vào bất động sản, vì sao doanh nghiệp vẫn ‘đói’ vốn?

Đến hết tháng 3 vừa qua, dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2024. Nhiều ý kiến cho rằng, đà tăng trưởng tín dụng bất động sản phù hợp với xu hướng phục hồi của thị trường tài sản này, song cần chú ý kiểm soát rủi ro nắn dòng vốn vào phân khúc phù hợp với khả năng chi trả của người dân.

Nhiều dự án tái khởi động, tín dụng tăng mạnh

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết tháng 3 năm nay, dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,56 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với cuối năm 2024 (hơn 1,3 triệu tỷ đồng), tương ứng mức tăng 20%.

Đà tăng của tín dụng kinh doanh bất động sản đang vượt xa mức tăng chung. Cụ thể, đến ngày 18/4, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 16,28 triệu tỷ đồng, tăng 4,27% so với cuối năm 2024, tăng 18,25% so với cùng kỳ năm 2024 (cùng kỳ năm 2024, dư nợ tín dụng tăng 1,48% so với tháng 12/2023).

Tín dụng vào bất động sản tăng mạnh vì nhiều dự án khởi động lại.

Từ góc độ các ngân hàng thương mại, báo cáo tài chính quý I vừa qua của một số nhà băng ghi nhận đà tăng tín dụng kinh doanh bất động sản tích cực và lĩnh vực kinh doanh này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng.

Tại Techcombank, dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối quý I ở mức hơn 215.000 tỷ đồng, chiếm gần 34% tổng dư nợ tín dụng và tăng 20,6% so với cuối năm 2024; VPBank, dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản gần 186 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 25% tổng dư nợ; SHB, dư nợ tín dụng bất động sản hơn 141.000 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng dư nợ, tăng 11,3% so với cuối năm 2024...

Theo các chuyên gia, các nhà băng vẫn đang tích cực rót vốn vào bất động sản trong bối cảnh nhiều dự án tái khởi động, nguồn cung trên thị trường có những tín hiệu dồi dào trở lại và lãi suất cho vay mua nhà duy trì ở mức tương đối thấp.

Tại nhiều ngân hàng thương mại hiện nay, lãi suất vay mua nhà đất dao động từ 5,5 - 6,5%/năm và cố định trong 2 năm đầu, sau đó áp dụng lãi suất thả nổi theo thị trường. Thậm chí, có ngân hàng cho phép điều khoản tất toán ngay mà không bị phạt hay chịu thêm phí với điều kiện khách hàng có tài sản đảm bảo và chứng minh được nguồn tài chính và thu nhập rõ ràng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng - cho biết, tín dụng cho vay bất động sản sẽ là động lực chính giúp đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%. Thay vì “siết” cung ứng vốn cho lĩnh vực này, Ngân hàng Nhà nước “nắn” dòng tín dụng bằng cách hướng dòng vốn vào phân khúc có nhu cầu thực.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đẩy nhanh triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, cùng chương trình cho vay mua nhà dành cho người trẻ dưới 35 tuổi với lãi suất ưu đãi thấp hơn 1-3%/năm. Cơ quan này cũng tăng cường giám sát các khoản vay tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là với ngân hàng có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp bất động sản.

Gần đây, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hơn công tác thanh tra, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có sân sau là doanh nghiệp, doanh nghiệp bất động sản.

Ông Hùng cho rằng, việc đẩy mạnh tín dụng bất động sản có thể là cú hích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt chẽ, hướng dòng vốn đúng đích, rủi ro vẫn luôn hiện hữu, có thể gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.

Thận trọng "bong bóng" tín dụng bất động sản

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trong báo cáo thị trường bất động sản quý đầu năm nay nêu rõ, tín dụng bất động sản đã có những chuyển biến đáng tích cực từ đầu năm nay. Theo đó, các ngân hàng thương mại được khuyến khích mở rộng tín dụng vào các dự án bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp...

Theo Thứ trưởng Sinh, để đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16% trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước phải luôn chú trọng kiểm soát rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản và yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thận trọng, đảm bảo an toàn tài chính và tránh để xảy ra tình trạng "bong bóng" trong lĩnh vực này.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hàng triệu tỷ đồng chảy vào bất động sản nhưng nhiều doanh nghiệp, dự án vẫn "đói vốn". Trong khi đó, phân khúc cao cấp lại dễ dàng tiếp cận vốn, khiến cán cân cung - cầu bị lệch pha nghiêm trọng. Vì vậy, việc điều chỉnh dòng vốn vào phân khúc nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của người dân là điều cấp bách phải làm.

Một bất cập khác được ông Đính chỉ ra, đó là hiện hơn 50% vốn của các doanh nghiệp bất động sản đến từ tín dụng ngân hàng, trong khi ngân hàng lại lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, gây rủi ro lớn đối với hệ thống tài chính.

Vì vậy, việc khơi thông nhiều kênh dẫn vốn khác như trái phiếu, tín phiếu, quỹ đầu tư, quỹ phát triển rất cần thiết. Những quỹ này đã được bàn bạc từ hơn 10 năm trước, nhưng các rào cản pháp lý khiến việc triển khai gặp khó khăn.

Ngọc Mai

Tiền phong

- 12:51 21/05/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sacombank nâng tầm trải nghiệm với hệ thống phòng chờ thương gia mở rộng 

Hai phòng chờ thương gia mới The SENS Business Lounge và SH Premium Lounge Tan Son Nhat vừa chính thức được Sacombank bổ sung vào hệ thống phòng chờ đặc quyền dành...

Tỷ giá ngày 13/6: Đồng USD và nhân dân tệ đều tăng nhẹ

Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.863-26.223 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 13 đồng so với sáng hôm qua; trong khi BIDV tăng thêm 10 đồng, lên mức...

Xử lý nợ xấu ngân hàng: Cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ

Việc quy định phạm vi khoản nợ được tiếp nhận, quản lý, xử lý theo ủy quyền; được mua, bán phải là... khoản nợ xấu là phù hợp với mục tiêu chính của việc thành lập...

Tỷ giá chờ kết quả đàm phán thuế quan

Trên thực tế, VNĐ vẫn giữ được độ ổn định đáng kể trong tháng qua, trái ngược với xu hướng mất giá của nhiều đồng tiền châu Á. Nếu các đàm phán thương mại, địa...

Mcredit bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty Tài chính Tín dụng tiêu dùng TNHH MB Shinsei (Mcredit) công bố quyết định bổ nhiệm ông Đinh Quang Huy giữ chức Thành viên HĐTV...

Sacombank đồng hành cùng "Ngày không tiền mặt 2025" góp phần thúc đẩy kinh tế số 

Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy...

Hơn 200 nghìn iPhone, Airpods, vé “Anh trai” và nhiều giải thưởng khác đã được trao từ “Sinh lời trúng lớn”

Sở hữu tổng giá trị giải thưởng 250 tỷ lớn nhất từ trước đến nay, chương trình khuyến mại “Sinh lời trúng lớn” song hành cùng sản phẩm chủ đạo Techcombank Sinh Lời...

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm chỉ áp dụng với 2 trường hợp

“Hoạt động cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là hoạt động cần thiết, ngăn chặn hiện tượng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng cũng như hạn chế nguy cơ rủi...

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng chạm đáy 1 tháng

Trong tuần từ 02-09/06, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm giảm về vùng thấp nhất trong hơn 1 tháng, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng và hoạt động...

Lãi suất tiền gửi ổn định đầu tháng 6

Đầu tháng 6, lãi suất tại các ngân hàng chững lại, chỉ có một số ít ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98