Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Mỹ vì nợ tăng quá nhanh

17/05/2025 09:47
17-05-2025 09:47:03+07:00

Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Mỹ vì nợ tăng quá nhanh

Moody's Ratings vừa hạ xếp hạng tín dụng quốc gia của Mỹ từ Aaa (mức cao nhất có thể) xuống Aa1. Nguyên nhân chính được cơ quan xếp hạng này chỉ ra là gánh nặng ngày càng tăng trong việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách liên bang và chi phí ngày càng cao khi tái tài trợ cho khoản nợ hiện tại trong bối cảnh lãi suất cao.

"Việc hạ một bậc xếp hạng trên thang điểm 21 bậc của chúng tôi phản ánh sự gia tăng về tỷ lệ nợ Chính phủ trong hơn một thập kỷ qua và tỷ lệ thanh toán lãi suất lên mức cao hơn đáng kể so với các quốc gia có chủ quyền được xếp hạng tương tự”, Moody's giải thích trong tuyên bố chính thức.

Quyết định này được dự đoán sẽ tác động đến thị trường, đẩy lợi suất mà các nhà đầu tư yêu cầu khi mua trái phiếu Chính phủ Mỹ lên cao hơn để phản ánh rủi ro gia tăng. Đồng thời, nó có thể làm suy giảm tâm lý đối với việc nắm giữ tài sản Mỹ, bao gồm cả cổ phiếu. Hiện tất cả các cơ quan xếp hạng tín dụng lớn vẫn tiếp tục duy trì cho Mỹ xếp hạng cao thứ hai trong số các xếp hạng hiện có của họ.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹkỳ hạn 10 năm đã tăng 3 điểm cơ bản lên 4.48%. Chứng chỉ quỹ iShares 20+ Year Treasury Bond ETF - một chỉ báo cho giá nợ dài hạn - đã giảm khoảng 1%, trong khi SPDR S&P 500 ETF Trust - quỹ theo dõi chỉ số chuẩn cho cổ phiếu Mỹ - giảm 0.4%.

Trước đó, Moody's đã kiên trì giữ nợ Chính phủ của Mỹ ở mức xếp hạng tín dụng cao nhất có thể. Quyết định này đưa cơ quan có tuổi đời 116 năm này vào cùng hàng ngũ với các đối thủ cạnh tranh. Trước đó, Standard & Poor's (S&P) đã hạ xếp hạng của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào tháng 8/2011, và Fitch Ratings cũng thực hiện động thái tương tự vào tháng 8/2023.

"Các chính quyền và Quốc hội Mỹ kế tiếp nhau đã không thể thống nhất về các biện pháp để đảo ngược xu hướng thâm hụt tài chính hàng năm lớn và chi phí lãi suất ngày càng tăng”, các nhà phân tích của Moody's nhấn mạnh. "Chúng tôi không tin rằng việc cắt giảm đáng kể chi tiêu bắt buộc và thâm hụt trong nhiều năm sẽ đến từ các đề xuất tài chính hiện đang được xem xét”.

Thâm hụt khổng lồ đang đè nặng nền kinh tế

Con số thâm hụt ngân sách của Mỹ đang ở mức báo động khi chi phí lãi suất cho nợ Chính phủ liên tục tăng, do sự kết hợp giữa lãi suất cao hơn và khối lượng nợ gốc lớn hơn cần tài trợ. Thâm hụt tài chính trong năm tài khóa bắt đầu từ ngày 01/10 đã chạm mốc 1.05 ngàn tỷ USD, cao hơn 13% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù doanh thu từ thuế quan đã giúp giảm bớt một phần mất cân đối trong tháng trước, tình hình vẫn rất đáng lo ngại.

Trong tuyên bố đi kèm với việc hạ xếp hạng, các nhà phân tích của Moody's cảnh báo: "Nếu Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm năm 2017 được gia hạn, điều này là trường hợp cơ sở của chúng tôi, nó sẽ thêm khoảng 4 ngàn tỷ USD vào thâm hụt tài chính (không bao gồm thanh toán lãi suất) trong thập kỷ tới”.

"Kết quả là, chúng tôi dự kiến thâm hụt liên bang sẽ mở rộng, tăng từ 6.4% (năm 2024) lên gần 9% GDP vào năm 2035, chủ yếu do tăng thanh toán tiền lãi vay, tăng chi tiêu phúc lợi bắt buộc và tạo nguồn thu tương đối thấp", Moody's tiếp tục phân tích. "Chúng tôi dự đoán gánh nặng nợ liên bang sẽ tăng lên khoảng 134% GDP vào năm 2035, từ mức 98% vào năm 2024”.

Đáng chú ý, việc hạ xếp hạng của Moody's diễn ra đúng vào thời điểm Ủy ban Ngân sách Hạ viện (do Đảng Cộng hòa lãnh đạo) đã bác bỏ một gói cắt giảm thuế toàn diện - một phần quan trọng trong chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống Donald Trump - bao gồm việc gia hạn cắt giảm thuế lần đầu tiên được ban hành vào năm 2017.

Nhu cầu giảm với trái phiếu Mỹ

Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakley Financial Group, nhận định: "Trái phiếu Chính phủ Mỹ vẫn đang đối mặt với yếu tố cơ bản là nhu cầu nước ngoài đối với chúng giảm và quy mô ngày càng tăng của khối nợ cần được tái cấp vốn liên tục sẽ không thay đổi, nhưng [Moody's] mang tính biểu tượng theo nghĩa rằng đây là một cơ quan xếp hạng lớn đang chỉ ra rằng Mỹ có nợ và thâm hụt căng thẳng."

Dấu hiệu đáng lo ngại đã xuất hiện từ đầu tháng 4, khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng và đồng USD suy yếu so với các đồng tiền toàn cầu khác, phản ứng trước việc Trump áp đặt thuế quan cao đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Đây có thể là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang dần di chuyển khỏi Mỹ - vốn được xem là nơi an toàn nhất thế giới để đầu tư.

"Điều này sẽ làm cho tuần tới trở nên thú vị”, Fred Hickey, Chuyên gia quan sát lâu năm về cổ phiếu công nghệ và biên tập viên của The High-Tech Strategist tại Nashua, New Hampshire đã nhận xét trên X, gọi việc hạ xếp hạng của Moody's là một "quả bom ngày thứ Sáu (sau khi đóng cửa)". Ông dự đoán giá trị của trái phiếu và đồng USD sẽ giảm và giá vàng sẽ tăng như một phản ứng trực tiếp với tin tức này.

Moody's chính thức bắt đầu xếp hạng trái phiếu Mỹ vào năm 1993, nhưng cơ quan này đã gán xếp hạng cao nhất Aaa cho Mỹ từ năm 1949. Quyết định hạ xếp hạng này đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử tài chính Mỹ và có thể có những tác động sâu rộng đến thị trường tài chính toàn cầu trong thời gian tới.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

- 08:45 17/05/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Trung Đông leo thang, vận tải biển qua Bán đảo Ả-rập đối mặt nguy cơ gián đoạn

Ngành vận tải biển toàn cầu đang đối mặt với mức độ rủi ro chưa từng có khi căng thẳng Trung Đông tiếp tục leo thang.

Kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với cú sốc chiến tranh?

Nếu một cuộc chiến thương mại toàn cầu là vẫn chưa đủ để các doanh nghiệp và người tiêu dùng “ngấm đòn”, thì có vẻ như xung đột Israel - Iran đang ngày càng có nguy...

Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz

Căng thẳng ở Trung Đông một lần nữa đặt thế giới trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong ngày 22/06, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đề nghị Trung Quốc can thiệp...

Kinh tế thế giới đi về đâu?

Đứng trước sự bất định của nền thương mại toàn cầu do chính sách thuế của chính quyền Mỹ thay đổi khó lường, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng...

10 ngày sau thỏa thuận Mỹ-Trung, doanh nghiệp Mỹ vẫn "mờ mịt" về nguồn cung đất hiếm

Gần 10 ngày kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã "hoàn tất", phần lớn công ty Mỹ vẫn không biết khi nào họ sẽ nhận được...

Các tập đoàn thực phẩm toàn cầu loay hoay với cam kết giảm khí metan

Starbucks, Kraft Heinz cùng nhiều ông lớn ngành thực phẩm khác vẫn đang tỏ ra chậm chạp trong việc xử lý lượng khí thải metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh...

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...

Làn sóng các tập đoàn toàn cầu quay lưng với cam kết khí hậu

Từ Amazon đến Wells Fargo, hàng loạt tập đoàn lớn đang đồng loạt rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

Thống đốc Fed: Có thể hạ lãi suất ngay trong tháng 7

Thống đốc Fed Christopher Waller bất ngờ cho rằng NHTW có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7. 

Bill Gates và Sam Altman gọi vốn tỷ đô cho năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI

Hai công ty được hậu thuẫn bởi Bill Gates và Sam Altman đang tận dụng làn sóng kỳ vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giữ vai trò then chốt trong vận hành các trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98