Mua, bán USD trái phép tại Việt Nam sẽ bị phạt nặng

20/05/2025 19:15
20-05-2025 19:15:00+07:00

Mua, bán USD trái phép tại Việt Nam sẽ bị phạt nặng

Mức phạt tiền cao nhất từ 80 - 100 triệu đồng khi mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép...

Đây là một trong những mức phạt được Ngân hàng Nhà nước đề xuất tại Dự thảo (lần 3) Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đang được lấy ý kiến. Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 88/2019/NĐ-CP là để phù hợp với Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2024 và các văn bản pháp luật hiện hành. 

Cụ thể, Điều 27 dự thảo nghị định sửa đổi quy định các hành vi mua bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau hoặc tại các tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ, với giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác tương đương), sẽ bị phạt cảnh cáo. Tương tự, việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ dưới mức này mà không đúng quy định cũng sẽ bị xử lý.

Theo đó, phạt tiền 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương)…

Đáng chú ý, mức phạt tiền sẽ tăng theo giá trị ngoại tệ vi phạm. Cụ thể, mức phạt cao nhất từ 80 đến 100 triệu đồng dành cho trường hợp mua bán ngoại tệ từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ tương đương) giữa cá nhân với nhau hoặc tại tổ chức không được phép thu đổi. Việc thanh toán bằng ngoại tệ với giá trị tương đương cũng sẽ chịu mức phạt này nếu không tuân thủ đúng quy định.

Mua, bán USD trái phép tại Việt Nam sẽ bị phạt nặng

Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất mức phạt cao nhất lên tới 200-250 triệu đồng đối với các vi phạm trong lĩnh vực ngoại hối. như xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam đồng tiền mặt không đúng quy định, hoạt động ngoại hối khi chưa được cấp phép.

Bên cạnh phạt tiền, các hình thức xử phạt bổ sung cũng được quy định rõ ràng. Ví dụ, tịch thu số ngoại tệ hoặc tiền Việt liên quan hành vi vi phạm; đình chỉ hoạt động ngoại hối trong 3 đến 6 tháng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm.

Những hành vi liên quan việc niêm yết tỉ giá ngoại tệ không đúng quy định, như không niêm yết hoặc niêm yết không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng, cũng sẽ bị xử phạt tương ứng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 88/2019/NĐ-CP nhằm cập nhật phù hợp với Luật Các Tổ chức tín dụng 2024 và các quy định pháp luật hiện hành. Mục tiêu là đảm bảo các quy định xử phạt đủ sức răn đe, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Thái Phương

Người lao động

- 15:07 20/05/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tín dụng đang chảy mạnh vào bất động sản

Mặt bằng lãi suất thấp, “room” tín dụng cao khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng. Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản, là động lực tăng trưởng nhưng chưa "quá...

Giao dịch thị trường mở trầm lắng, lãi suất qua đêm giảm mạnh

Trong tuần từ 16-23/06, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng nhẹ trên thị trường mở (OMO) khi giao dịch trên kênh mua kỳ hạn trầm lắng.

Giá USD ngân hàng vượt 26.300 đồng, cao nhất từ trước đến nay

Tỷ giá USD hôm nay 24/6/2025 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD tại các ngân hàng cũng tăng cao chưa từng có, vượt 26.300 đồng/USD ở chiều...

TPHCM đã hỗ trợ gần 350 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp

Kết quả thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khu vực 2 đến nay đã ký kết cho vay gần 350 nghìn tỷ đồng, tăng 6.35%...

Chính sách tiền tệ trước rủi ro xung đột quân sự

Kinh tế thế giới vốn đã bất ổn do chính sách thuế quan khó lường của Mỹ, nay kết hợp với xung đột quân sự ở Trung Đông, khiến nguy cơ suy thoái kinh tế và lạm phát...

SHB SAHA – Bước tiến mới của SHB trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn chuyển đổi số toàn diện, bám sát hai trụ cột quan trọng “Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm” và “Hiện đại hóa công...

Tín dụng cho người trẻ - Phân khúc mới dẫn sóng bất động sản phục hồi?

Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, thị trường bất động sản (BĐS) trong nước bước vào chu kỳ điều chỉnh sau nhiều năm tăng trưởng nóng. Chính...

Treo bảng “Điểm mua bán ngoại tệ” tại mỗi đơn vị giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro

Một việc làm nhỏ, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả và ý nghĩa toàn diện, các TCTD cần quan tâm và quán triệt thực hiện trong toàn hệ thống.

Những điểm cần lưu ý đối với nhóm ngân hàng quy mô nhỏ

Kết quả kinh doanh quý 1 và mức tăng trưởng cổ phiếu từ đầu năm cho thấy một diễn biến đáng chú ý: Nhóm ngân hàng quy mô nhỏ - vốn ít được nhắc tới trong các cuộc...

Tăng trưởng tín dụng bất động sản thế nào để tránh vòng lặp

Trong bối cảnh bên ngoài còn nhiều bất định, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức cao, trên 8%. Để đạt được mục tiêu này, ngoài thúc đẩy đầu tư công thì...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98