Nghị quyết 66: Khắc phục tận gốc bất cập trong xây dựng pháp luật

18/05/2025 12:48
18-05-2025 12:48:54+07:00

Nghị quyết 66: Khắc phục tận gốc bất cập trong xây dựng pháp luật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Nghị quyết 66 xuất phát từ yêu cầu cấp bách phải nâng cao chất lượng thể chế, giải phóng nguồn lực cho phát triển và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân, doanh nghiệp về một môi trường pháp lý minh bạch và công bằng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW - Ảnh: VGP

Sáng 18/05, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/05/2025 về phát triển kinh tế tư nhân.

Trình bày chuyên đề tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc ban hành Nghị quyết 66-NQ/TW là yêu cầu khách quan trong tiến trình đổi mới, nhằm tạo đột phá nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng, thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới vươn lên giàu mạnh, thịnh vượng.

Theo ông, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn đối với thể chế pháp luật để thực hiện mục tiêu trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Đây là đòi hỏi một hệ thống pháp luật hiện đại, đồng bộ và khả thi.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang đặt ra những vấn đề pháp lý mới, phức tạp, cần được điều chỉnh kịp thời. Hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng yêu cầu pháp luật nội địa phải tương thích với các cam kết và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, công tác xây dựng và thi hành pháp luật thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa thực sự là động lực cho đổi mới sáng tạo và phát triển. "Nghị quyết là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết quan trọng của Đảng", ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Nghị quyết cũng xuất phát từ yêu cầu cấp bách phải khắc phục các hạn chế hiện nay; từ nhu cầu khơi thông, giải phóng nguồn lực cho phát triển; từ mong muốn chính đáng của người dân và doanh nghiệp về một môi trường pháp lý minh bạch, công bằng, hiệu quả.

Công tác xây dựng pháp luật là "đột phá của đột phá"

Nghị quyết 66-NQ/TW nêu rõ 5 quan điểm chỉ đạo cần quán triệt sâu sắc trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường vai trò của Đảng trong thi hành pháp luật; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Đảng. Việc xây dựng và thi hành pháp luật phải dung hòa giữa ổn định và đổi mới, thực tiễn và quy luật phát triển, đồng thời tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm.

Thứ hai, xác định công tác xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, không chỉ của các cơ quan nhà nước mà của cả hệ thống chính trị. Cần thay đổi toàn diện từ tư duy đến cách làm, từ hoạch định chính sách đến tổ chức thực thi.

Thứ ba, pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, tiếp thu tinh hoa nhân loại, trở thành nền tảng vững chắc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hai con số", nâng cao đời sống người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Công tác xây dựng pháp luật cần bám sát thực tiễn, chú trọng tổng kết, khảo sát, đánh giá tác động chính sách, tiếp thu đầy đủ các góp ý, không đẩy khó khăn về phía người dân, doanh nghiệp.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, xây dựng văn hóa thượng tôn pháp luật, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thực thi.

Thứ năm, đầu tư cho xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển. Nhà nước cần ưu tiên nguồn lực và có chế độ đặc thù cho hoạt động nghiên cứu, hoạch định chính sách và đội ngũ thực hiện nhiệm vụ này.

Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu rõ ràng cho giai đoạn trung và dài hạn. Đến năm 2030, Việt Nam phải có hệ thống pháp luật dân chủ, đồng bộ, minh bạch, tạo nền tảng cho phát triển. Đến năm 2045, xây dựng hệ thống pháp luật hiện đại, hội nhập, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao.

Tùng Phong

FILI

- 11:46 18/05/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

OECD khẳng định ủng hộ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng cao

Tổng thư ký OECD đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu...

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình nghị quyết gỡ các 'điểm nghẽn của điểm nghẽn'

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết việc xây dựng, trình ban hành nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật là rất cần...

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: GDP quý 2 có thể đạt 7.6%

Báo cáo Quốc hội trước khi trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết tình hình kinh tế xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Khả năng GDP...

Chủ tịch Quốc hội: Khung pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế cần có đột phá

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc phát triển khung pháp lý cho hoạt động trung tâm tài chính quốc tế cần có tính đột phá so với quy định pháp luật hiện...

Thủ tướng chỉ đạo nhập khẩu chọn lọc nguyên liệu đầu vào để cân bằng thương mại

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xúc tiến thương mại phục vụ nhập khẩu có chọn lọc đối với nguyên liệu đầu vào, linh kiện, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, góp phần...

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tăng trưởng bám sát kịch bản đề ra

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, xu hướng phát triển kinh tế-xã hội là tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Nếu không có yếu...

Tổng Bí thư Tô Lâm: TP.HCM hướng tới 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á

Sáng 18/06, tại TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban...

TP.HCM mới kiến nghị nhiều nội dung với Tổng Bí thư và Đoàn công tác Trung ương

Trong cuộc làm việc với Tổng Bí thư và đoàn công tác Trung ương, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM thay mặt ba tỉnh thành kiến nghị các...

Tổng Bí thư: Sáp nhập với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, TPHCM mới sẽ thành siêu đô thị

Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Trung ương sáng nay làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy...

100% thủ tục hành chính thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính cấp tỉnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo bộ, ngành, địa phương cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước 20/6; hoàn thành 100% thủ tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98