Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế bị bắt sau vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả

13/05/2025 18:40
13-05-2025 18:40:00+07:00

Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế bị bắt sau vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Ngày 13/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và Lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế, cùng 4 cán bộ cấp dưới, để điều tra về hành vi “Nhận hối lộ”. Đây là diễn biến điều tra mở rộng vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả.

Các bị can bị khởi tố trong vụ án gồm: Nguyễn Thanh Phong – nguyên Cục trưởng Cục ATTP; Đinh Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm; Nguyễn Thị Minh Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm; Lê Thị Hiên – Chuyên viên Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm và Cao Văn Trung – Phó trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục ATTP.

Các đối tượng Nguyễn Thanh Phong; Đinh Quang Minh; Nguyễn Thị Minh Hải; Lê Thị Hiên; Cao Văn Trung (theo thứ tự từ trái qua). Ảnh: Bộ Công an cung cấp.

Trong đó, cơ quan điều tra áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Nguyễn Thị Minh Hải và bắt tạm giam 4 bị can còn lại.

Đây là kết quả của quá trình mở rộng điều tra vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược phẩm liên danh MediPhar, do Nguyễn Năng Mạnh cầm đầu. Trước đó, CQĐT đã thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả của đường dây này.

Tài liệu điều tra xác định, trong giai đoạn từ năm 2016, Nguyễn Năng Mạnh cùng các đối tượng Đỗ Mạnh Hoàng, Khúc Minh Vũ đã thành lập và điều hành 9 công ty, gồm: MediPhar, Mediusa, MegaLife, Việt Đức, Mega Pharco, Việt Pháp, Liên doanh USA, PharmaCist và Vita Phar. Các doanh nghiệp này đã sản xuất và tiêu thụ thực phẩm chức năng giả với số lượng cực lớn và chủng loại đa dạng.

Theo quy định, các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng bắt buộc phải có Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) do Cục ATTP cấp và sản phẩm phải được công bố hợp quy mới đủ điều kiện lưu hành. Để đạt được các chứng nhận này, Nguyễn Năng Mạnh và Đỗ Mạnh Hoàng đã chi tiền “lobby” cho cán bộ Cục ATTP, đặc biệt là đoàn thẩm định do Cục chủ trì.

Cụ thể, để được cấp 4 Giấy chứng nhận GMP cho các nhà máy MediPhar và Mediusa, nhóm này đã chi hơn 1 tỷ đồng nhằm làm giảm số lỗi phát hiện, được hướng dẫn cách khắc phục và kéo dài thời gian hoàn thiện. Tuy nhiên, việc khắc phục chỉ được thực hiện một cách đối phó, thậm chí không có kiểm tra thực tế – khi ông Cao Văn Trung chỉ thẩm định dựa trên hồ sơ và ảnh chụp, thay vì kiểm tra tại cơ sở.

Ngoài ra, nhóm của Nguyễn Năng Mạnh còn chi hơn 2 tỷ đồng cho chuyên viên tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm tại Cục ATTP nhằm tạo thuận lợi trong việc cấp nhanh 207 Giấy phép công bố sản phẩm cho các công ty thuộc nhóm này. Qua đó, hàng loạt sản phẩm giả đã được hợp pháp hóa để tung ra thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và gây bức xúc xã hội.

Kết quả điều tra bước đầu xác định ít nhất 9 sản phẩm thực phẩm chức năng là hàng giả, gây thiệt hại cho người dân và ảnh hưởng đến uy tín ngành y tế. Hành vi tiếp tay cho các doanh nghiệp sản xuất, buôn bán hàng giả của các cán bộ Cục ATTP đã tiếp tay hợp pháp hóa hàng giả quy mô lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Hiện Cơ quan điều tra đang củng cố tài liệu, chứng cứ để làm rõ vai trò của các tổ chức, cá nhân liên quan nhằm xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Năng Mạnh và đồng phạm trong vụ án.

Trước đó, ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự "Sản xuất, Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", đồng thời khởi tố 5 bị can.

Theo cơ quan chức năng, năm 2016, Nguyễn Năng Mạnh (36 tuổi, Giám đốc Công ty MegaPhaco, Chủ tịch HĐQT Công ty MediUSA), Đỗ Mạnh Hoàng (Giám đốc Công ty MediPhar) và một số đối tượng khác đã thành lập và điều hành nhiều công ty để hợp thức hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả.

Đối với các sản phẩm giả, các đối tượng cho in trên bao bì, nhãn mác sản phẩm là nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu..., nhưng trên thực tế chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và mua trôi nổi trên thị trường. Về chỉ tiêu chất lượng, nhiều thành phần chỉ đạt dưới 30% so với công bố.

Khám xét tại các kho hàng và một số cơ sở kinh doanh, CQĐT Bộ Công an thu giữ số lượng thực phẩm chức năng đặc biệt lớn, đa dạng về chủng loại, được phân phối rộng rãi trên cả nước với tổng số thực phẩm chức năng thu giữ khoảng 100 tấn.

Minh Đức

Tiền phong

- 17:29 13/05/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Shopee hạn chế nhu cầu trả hàng, hoàn tiền với lý do 'không còn nhu cầu' để bảo vệ nhà bán

Shopee Việt Nam vừa công bố một loạt các điều chỉnh chính sách quan trọng nhằm tối ưu hóa trải nghiệm mua bán trực tuyến cho cả người mua và nhà bán hàng.

Bộ trưởng GD&ĐT: Sẽ chi khoảng 30.000 tỷ để miễn học phí cho học sinh

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay dự thảo hai nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí và phổ cập giáo dục mầm non đang nhận được sự đồng thuận cao, dự kiến Nhà nước sẽ...

Luật Quảng cáo: Siết chặt trách nhiệm của người nổi tiếng khi quảng cáo

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo quy định người có ảnh hưởng sẽ phải xác minh độ tin cậy của sản phẩm khi quảng cáo, cung cấp tài liệu khi có...

Giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tội phạm công nghệ, đánh cắp tiền trong tài khoản

Ngành ngân hàng đang thu thập kho dữ liệu tài khoản giả mạo để đưa ra cảnh báo kịp thời cho khách hàng, tránh chuyển tiền bị lừa.

Vietlott có 4 vé trúng Jackpot 2 trong 2 kỳ quay số liên tiếp

Hai vé số loại hình Power 6/55 của Vietlott đã cùng trúng giải Jackpot 2 tại kỳ quay số ngày 14-6.

100% mua bán hàng hóa online phải có hóa đơn điện tử

Bộ Công Thương đặt mục tiêu 70% người trưởng thành sẽ tham gia mua sắm trực tuyến và 100% các giao dịch trên nền tảng có hóa đơn điện tử.

Hà Nội siết kiểm soát thực phẩm từ tận gốc

Với 701 cơ sở giết mổ, nhưng chỉ 21.4% được kiểm soát, Hà Nội đang tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm và dịch...

'Di cư ngược' khỏi TP.HCM sau 11 năm, làm việc cho công ty ở châu Âu

Nhờ xu hướng làm việc từ xa, nhiều người sống ở nông thôn, ngoại ô vẫn có thể làm việc cho doanh nghiệp lớn. Họ cảm thấy việc bám trụ ở đô thị lớn không còn cần...

Shopee bất ngờ thu phí hạ tầng 3.000 đồng mỗi đơn hàng từ 1-7

Trước động thái của Shopee, các nhà bán hàng bất ngờ khi kinh doanh online ngày càng khó khăn và cạnh tranh khốc liệt.

Diễn biến nóng vụ phát hiện thực phẩm chức năng ở Bình Chánh

Công an TP HCM đang mở rộng điều tra vụ việc phát hiện lượng lớn thực phẩm chức năng ở Bình Chánh và làm việc với nhiều bên liên quan.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98