OCB phát triển bền vững với nền tảng quản trị rủi ro hiệu quả

06/05/2025 09:03
06-05-2025 09:03:47+07:00

OCB phát triển bền vững với nền tảng quản trị rủi ro hiệu quả

Đặc biệt chú trọng đầu tư và nâng cấp các mô hình quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế vào quy trình vận hành giúp đảm bảo hoạt động của ngân hàng luôn ổn định, an toàn và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) trong thời gian vừa qua.

 

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro, thông qua hàng loạt các dự án trọng điểm về cải thiện khung quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, ngay từ năm 2018, OCB đã được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II. Đến 2022, OCB đã triển khai thành công chuẩn mực Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản và Basel II theo phương pháp mô hình nội bộ (IMA) cho quản lý rủi ro thị trường cùng với việc áp dụng chuẩn mực “Đánh giá nội bộ về an toàn thanh khoản theo quy định của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ILAAP)”.

Năm 2023, OCB tiếp tục công bố hoàn thành triển khai và áp dụng nền tảng tính vốn điện toán đám mây theo Basel II Nâng cao (phương pháp tiếp cận nội bộ - IRB), trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành tất cả các yêu cầu tiên tiến của Basel trong chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Sau 2 năm triển khai áp dụng, OCB không ngừng nâng cao các chỉ số về đảm bảo dự phòng vốn an toàn hoạt động và tăng cường sức chịu đựng thanh khoản trước các biến cố. Cụ thể, năm 2024, tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LRR), tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn luôn tuân thủ theo quy định của NHNN. Ngoài ra, OCB còn nắm giữ tài sản thanh khoản cao như tiền mặt, trái phiếu Chính phủ, cho vay liên ngân hàng để đảm bảo tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LRR) tuân thủ theo quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện theo dõi tỷ lệ an toàn vốn (CAR), các hạn mức LCR và NSFR định kỳ hàng tháng nhằm hướng đến việc tuân thủ quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế Basel. Việc này đã định hình hướng phát triển theo hướng bền vững, minh bạch, hiệu quả và an toàn của OCB.

“Năm 2024, chúng tôi thường xuyên triển khai thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ về vốn (ICAAP) và thanh khoản (ILAAP) theo các kịch bản phức tạp, từ đó khẳng định được năng lực của OCB đối với các nghĩa vụ tài chính cho khách hàng và đối tác trong những tình huống có thể xảy ra, đảm bảo luôn duy trì ổn định hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn, cũng như có kế hoạch nguồn vốn ổn định đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh”, đại diện lãnh đạo OCB chia sẻ.

Được biết, tại OCB, khẩu vị rủi ro năm 2024 được xây dựng với các mục tiêu kiểm soát rủi ro chặt chẽ và linh hoạt hợp lý để đảm bảo an toàn tài chính cho ngân hàng nhưng vẫn phù hợp với chiến lược kinh doanh. Do vậy, các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro trọng yếu luôn được duy trì và thường xuyên rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời, vừa tạo điều kiện để OCB có thể phát triển quy mô, vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro chặt chẽ.

Nhờ hoạt động an toàn, hiệu quả, minh bạch trên nền tảng QLRR vững chắc theo chuẩn quốc tế, cùng với việc không ngừng cải tiến trong hoạt động này qua từng giai đoạn, OCB nhiều năm liên tiếp được Moody’s xếp hạng ở mức cao. Cụ thể năm 2024, xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng ở mức Ba3 và nâng triển vọng lên mức "ổn định". Mức xếp hạng này phản ánh năng lực tài chính ổn định của OCB trong suốt chu kỳ của nền kinh tế, tỉ lệ an toàn vốn ở mức tốt và kỳ vọng cải thiện chất lượng tài sản trong thời gian tới.  Ngoài ra, Moody's cũng giữ nguyên đánh giá rủi ro đối tác (CRRs) dài hạn với đồng ngoại tệ và nội tệ ở mức Ba3, xếp hạng rủi ro đối tác dài hạn ở Ba3 (cr).

Điều này mở ra nhiều cơ hội để OCB liên tục đón dòng vốn ngoại từ các tổ chức Tài chính quốc tế khi đã trải qua quá trình kiểm duyệt, thẩm định cực kỳ gắt gao theo tiêu chuẩn của từng tổ chức, về chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro vững chắc, nhằm đảm bảo quá trình phát triển an toàn, minh bạch và hiệu quả. Ngoài ra, trong suốt quá trình duy trì khoản vay, ngân hàng phải nghiêm túc tuân thủ cam kết các chỉ số “sức khỏe” tài chính về an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản,...

Nguồn vốn này đã và đang giúp nhóm khách hàng thuộc phân khúc SME, đặc biệt là những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ của ngân hàng được tiếp cận khoản vay với lãi suất ưu đãi, phục vụ đầu tư và phát triển sản xuất - kinh doanh, đúng với chiến lược phát triển bền vững mà OCB đã xây dựng.

Năm 2025, với mục tiêu phấn đấu đưa OCB vào Top 5 ngân hàng TMCP tư nhân hàng đầu tại Việt Nam về hiệu quả và ESG, bên cạnh các định hướng hoạt động về mục tiêu kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, chuyển đổi số, nhân sự,… OCB sẽ tiếp tục tối ưu hóa quản trị, tái cơ cấu mô hình tổ chức và quản lý nguồn vốn theo hướng bền vững, bên cạnh việc củng cố nền tảng quản trị rủi ro.

Kim Ngân

FILI

- 08:01 06/05/2025



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sacombank nâng tầm trải nghiệm với hệ thống phòng chờ thương gia mở rộng 

Hai phòng chờ thương gia mới The SENS Business Lounge và SH Premium Lounge Tan Son Nhat vừa chính thức được Sacombank bổ sung vào hệ thống phòng chờ đặc quyền dành...

Tỷ giá ngày 13/6: Đồng USD và nhân dân tệ đều tăng nhẹ

Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.863-26.223 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 13 đồng so với sáng hôm qua; trong khi BIDV tăng thêm 10 đồng, lên mức...

Xử lý nợ xấu ngân hàng: Cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ

Việc quy định phạm vi khoản nợ được tiếp nhận, quản lý, xử lý theo ủy quyền; được mua, bán phải là... khoản nợ xấu là phù hợp với mục tiêu chính của việc thành lập...

Tỷ giá chờ kết quả đàm phán thuế quan

Trên thực tế, VNĐ vẫn giữ được độ ổn định đáng kể trong tháng qua, trái ngược với xu hướng mất giá của nhiều đồng tiền châu Á. Nếu các đàm phán thương mại, địa...

Mcredit bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty Tài chính Tín dụng tiêu dùng TNHH MB Shinsei (Mcredit) công bố quyết định bổ nhiệm ông Đinh Quang Huy giữ chức Thành viên HĐTV...

Sacombank đồng hành cùng "Ngày không tiền mặt 2025" góp phần thúc đẩy kinh tế số 

Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy...

Hơn 200 nghìn iPhone, Airpods, vé “Anh trai” và nhiều giải thưởng khác đã được trao từ “Sinh lời trúng lớn”

Sở hữu tổng giá trị giải thưởng 250 tỷ lớn nhất từ trước đến nay, chương trình khuyến mại “Sinh lời trúng lớn” song hành cùng sản phẩm chủ đạo Techcombank Sinh Lời...

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm chỉ áp dụng với 2 trường hợp

“Hoạt động cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là hoạt động cần thiết, ngăn chặn hiện tượng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng cũng như hạn chế nguy cơ rủi...

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng chạm đáy 1 tháng

Trong tuần từ 02-09/06, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm giảm về vùng thấp nhất trong hơn 1 tháng, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng và hoạt động...

Lãi suất tiền gửi ổn định đầu tháng 6

Đầu tháng 6, lãi suất tại các ngân hàng chững lại, chỉ có một số ít ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98