Phát triển khu công nghiệp dược: Động lực mới cho ngành dược Việt Nam

12/05/2025 07:02
12-05-2025 07:02:00+07:00

Dịch vụ

Phát triển khu công nghiệp dược: Động lực mới cho ngành dược Việt Nam

Phát triển các khu công nghiệp dược trong chiến lược hiện đại hoá ngành công nghiệp dược và trở thành mũi nhọn kinh tế của Việt Nam.

Mô hình khu công nghiệp dược trong mục tiêu tỷ USD

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu phát triển ngành dược ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Mục tiêu đến năm 2030 sản xuất 80% số lượng thuốc sử dụng và chiếm 70% giá trị thị trường, đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh; xuất khẩu thuốc đạt 1 tỷ USD.

Nhà máy kháng sinh công nghệ cao đạt chuẩn EU-GMP của Imexpharm. Ảnh: Imexpharm.

Trong chiến lược này, việc phát triển các khu công nghiệp dược được xem là nền tảng then chốt nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Những khu công nghiệp này không chỉ tạo ra một hệ sinh thái khép kín, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ và sản xuất các loại thuốc có giá trị cao. Đồng thời, với cơ sở hạ tầng hiện đại và trang thiết bị tiên tiến, các khu công nghiệp dược góp phần nâng cao chất lượng và hàm lượng công nghệ của thuốc nội địa, mở ra cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới.

Thêm vào đó, mô hình khu công nghiệp dược giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư, sản xuất và logistics, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của thuốc Việt Nam. Không chỉ vậy, các địa phương có cơ hội hình thành hệ sinh thái dược phẩm đặc thù, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Năm bắt xu thế này, nhiều địa phương đã chủ động chuyển mình. Tháng 03/2024, chính quyền TP.HCM đã công bố quyết định mang tính bước ngoặt: xây dựng Khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2, với quy mô 338 ha. Đây là một phần trong kế hoạch triển khai Đề án "Phát triển công nghiệp dược TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", hướng tới sản xuất các loại thuốc phát minh, chuyển giao công nghệ và thuốc chuyên khoa đặc trị. Làn sóng này cũng đang lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều địa phương khác, nổi bật là Khu công nghiệp dược - sinh học tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, với quy mô hơn 345 ha và tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD, cùng với dự án Tổ hợp Nhà máy Dược phẩm Cát Khánh tại tỉnh Đồng Tháp; và một số tỉnh thành khác cũng đang tích cực đón đầu.

Động lực chiến lược của doanh nghiệp dược công nghệ cao

Theo Cục Quản lý dược, tính tới 26/4/2025, Việt Nam đã có 274 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và 28 cơ sở sở hữu dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, trong đó Imexpharm là doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam về số lượng nhà máy và dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU-GMP.

Dược sỹ Imexpharm trong công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Ảnh: Imexpharm.

Là doanh nghiệp dược đầu ngành, trong chiến lược tăng trưởng dài hạn, Imexpharm đang triển khai xây dựng Tổ hợp Nhà máy Dược phẩm Cát Khánh theo chuẩn EU-GMP tại tỉnh Đồng Tháp trên diện tích 9.7 ha. Với công suất thiết kế dự kiến trung bình lên đến 1.4 tỷ đơn vị sản phẩm/năm kể từ khi hoàn tất, vận hành toàn bộ dự án (sản lượng này có thể điều chỉnh theo phương án sản phẩm thực tế theo từng giai đoạn), dự án này được thiết kế trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao, dự kiến hoàn thành vào năm 2028.

Dự án sẽ tập trung sản xuất các loại thuốc công nghệ cao như “first generic”, thuốc sinh học tương đương và các dạng bào chế phức tạp, và sản phẩm thuộc nhóm điều trị mới như tiêu hóa, tim mạch và tiểu đường, những phân khúc có quy mô thị trường 50 ngàn tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD) và tăng trưởng kép trên 8% trong 5 năm qua, trong đó thuốc điều trị tiểu đường tăng trưởng bình quân 13%/ năm.

Thầy thuốc nhân dân, Dược sĩ Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Imexpharm, nhấn mạnh: “Tổ hợp Nhà máy dược phẩm Cát Khánh sẽ là động lực chiến lược, giúp Imexpharm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường, đồng thời củng cố vị thế trong phân khúc thuốc sản xuất trên dây chuyền EU-GMP, với hàm lượng công nghệ và giá trị cao, là nền tảng vững chắc để Imexpharm tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực điều trị chuyên sâu và chuẩn bị sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng dài hạn trong tương lai”.

Phiên thảo luận tại ĐHĐCĐ Imexpharm 2025. Ảnh: Imexpharm.

Imexpharm xác định 2025 sẽ là năm bản lề trong hành trình hiện thực hóa tầm nhìn dài hạn với mục tiêu tổng doanh thu đạt 2,981 tỷ đồng, tăng 18.6% so với 2024.

Để hiện thực hóa chiến lược sản phẩm, Imexpharm liên tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D), với mức chi tăng bình quân 6% mỗi năm và duy trì trên dưới 100 dự án nghiên cứu thường xuyên. Trong năm 2024, công ty đã ra mắt 24 sản phẩm mới, trong đó 50% là thuốc tiêm sản xuất trên dây chuyền EU-GMP. Đặc biệt, Imexpharm sở hữu danh mục 25 thuốc có dữ liệu tương đương sinh học (BE), trở thành một trong những doanh nghiệp nội địa tiên phong trong lĩnh vực này.

Để đồng bộ hóa toàn diện chiến lược phát triển, Imexpharm cũng nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số và quản trị hiệu suất như những đòn bẩy then chốt cho giai đoạn tăng trưởng mới. Hệ thống báo cáo thông minh, các nền tảng quản trị dữ liệu tài chính – vận hành – bán hàng, cùng mô hình quản trị tinh gọn đang giúp Công ty không chỉ kiểm soát chi phí chặt chẽ mà còn ra quyết định nhanh và chính xác hơn.

Kim Ngân

FILI

- 06:00 12/05/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BETA lên kế hoạch tăng trưởng mạnh

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán BETA đã diễn ra vào ngày 20/06, thông qua kế hoạch mang về 43 tỷ đồng doanh thu hoạt động và 7 tỷ đồng lãi trước thuế...

Giám đốc CLL: Điều chỉnh mô hình kinh doanh để thích nghi biến động thị trường

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hôm 20/06, lãnh đạo CTCP Cảng Cát Lái (HOSE: CLL) cho biết nhiều kế hoạch mở rộng đang chững lại do vướng mắc thủ tục, trong bối cảnh...

APS rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, chưa có kế hoạch tăng vốn, "hẹn" cổ tức đến năm 2026

Sau hai lần tổ chức bất thành, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS) đã được tổ chức thành công với các câu chuyện “nóng”...

Vinatex lãi gần 556 tỷ đồng nửa đầu 2025, chưa vội chuyển sàn niêm yết

Dù thị trường dệt may toàn cầu còn nhiều bất định, Vinatex vẫn ghi nhận lợi nhuận hợp nhất 6 tháng đầu năm gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 556 tỷ đồng. Song song đó...

TNT “vô tình” ẩn lô đất gần 51 tỷ đồng đấu giá được trong BCTC quý 1

Trong công bố thông tin ngày 20/06, CTCP Tập đoàn TNT (HOSE: TNT) cho biết đã phát hiện sai sót cần đính chính, bổ sung tại BCTC hợp nhất quý 1/2025 liên quan đến...

Chủ tịch SGN: "Vietjet tự phục vụ, chúng tôi mất 40% doanh thu và 20% lợi nhuận"

Sáng ngày 20/06, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SAGS, HOSE: SGN) diễn ra trong bối cảnh công ty vừa mất đi một khách hàng quan trọng và...

Vi phạm nhiều quy định công bố thông tin, DDG bị phạt 370 triệu đồng 

Ngày 19/06, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (HNX: DDG) với tổng tiền phạt là 370...

Vi phạm công bố thông tin, TEG bị phạt 240 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HOSE: TEG) 240 triệu...

HTG tiếp tục bị xử phạt thuế, đóng cửa nhà máy Hòa Quý, giá cổ phiếu liên tục điều chỉnh

Sau khi bị xử phạt thuế GTGT hồi tháng 5, HTG tiếp tục nhận quyết định truy thu và phạt thuế TNDN gần 825 triệu đồng. Trên sàn, cổ phiếu HTG giảm sâu trong ngắn...

ĐHĐCĐ TCO Holdings: Giữ chiến lược "đi từng bước chắc chắn" trong ngành gạo

Trong bối cảnh giá gạo bước vào chu kỳ giảm sâu và thị trường xuất khẩu đối mặt nhiều biến động, CTCP TCO Holdings (HOSE: TCO) vẫn kiên định với chiến lược tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98