Sáng nay 18/05 diễn ra Hội nghị toàn quốc triển khai 2 nghị quyết về pháp luật và kinh tế tư nhân

18/05/2025 06:30
18-05-2025 06:30:00+07:00

Sáng nay 18/05 diễn ra Hội nghị toàn quốc triển khai 2 nghị quyết về pháp luật và kinh tế tư nhân

Sáng 18/05, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới, và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11 - Ảnh minh hoạ

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu chính tại Quốc hội tới các điểm cầu bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trên cả nước. Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Trước khi bước vào chương trình chính, các đại biểu tại điểm cầu chính đã tham quan triển lãm "Những thành tựu trong xây dựng và thực thi pháp luật" và "Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân", cùng các gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp tư nhân.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề về nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/05/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch triển khai thực hiện. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề liên quan đến Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, cùng kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết này.

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Sau đó, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư và hướng dẫn công tác quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện hai nghị quyết.

 Nghị quyết số 66-NQ/TW: Hướng tới hệ thống pháp luật hiện đại, dân chủ, minh bạch

Nghị quyết số 66-NQ/TW xác định mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch và khả thi. Cơ chế tổ chức thực hiện phải nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động thông suốt của các cơ quan nhà nước sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đồng thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, tạo điều kiện kiến tạo phát triển và huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Lộ trình triển khai bao gồm: đến năm 2025, cơ bản tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật gây ra; đến năm 2027, hoàn thành sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với mô hình chính quyền ba cấp; đến năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư, kinh doanh, đưa môi trường đầu tư của Việt Nam vào nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN.

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam sẽ có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực quốc tế và phù hợp thực tiễn. Pháp luật được thực thi nghiêm minh, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại, tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả, hướng tới trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất

Nghị quyết số 68-NQ/TW xác định đến năm 2030, kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Khu vực này sẽ đóng vai trò tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhằm hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 gồm: có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động, bình quân 20 doanh nghiệp/nghìn dân; ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; khu vực kinh tế tư nhân đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10-12%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; đóng góp 55-58% GDP, 35-40% tổng thu ngân sách nhà nước; giải quyết việc làm cho 84-85% lao động xã hội. Năng suất lao động khu vực tư nhân tăng trung bình 8.5-9.5% mỗi năm.

Về năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo, khu vực tư nhân Việt Nam phấn đấu vào nhóm 3 nước hàng đầu ASEAN và nhóm 5 nước dẫn đầu châu Á.

Tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Mục tiêu đến 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động, đóng góp trên 60% GDP.

Tùng Phong

FILI

- 05:28 18/05/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

OECD khẳng định ủng hộ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng cao

Tổng thư ký OECD đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu...

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình nghị quyết gỡ các 'điểm nghẽn của điểm nghẽn'

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết việc xây dựng, trình ban hành nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật là rất cần...

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: GDP quý 2 có thể đạt 7.6%

Báo cáo Quốc hội trước khi trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết tình hình kinh tế xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Khả năng GDP...

Chủ tịch Quốc hội: Khung pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế cần có đột phá

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc phát triển khung pháp lý cho hoạt động trung tâm tài chính quốc tế cần có tính đột phá so với quy định pháp luật hiện...

Thủ tướng chỉ đạo nhập khẩu chọn lọc nguyên liệu đầu vào để cân bằng thương mại

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xúc tiến thương mại phục vụ nhập khẩu có chọn lọc đối với nguyên liệu đầu vào, linh kiện, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, góp phần...

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tăng trưởng bám sát kịch bản đề ra

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, xu hướng phát triển kinh tế-xã hội là tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Nếu không có yếu...

Tổng Bí thư Tô Lâm: TP.HCM hướng tới 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á

Sáng 18/06, tại TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban...

TP.HCM mới kiến nghị nhiều nội dung với Tổng Bí thư và Đoàn công tác Trung ương

Trong cuộc làm việc với Tổng Bí thư và đoàn công tác Trung ương, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM thay mặt ba tỉnh thành kiến nghị các...

Tổng Bí thư: Sáp nhập với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, TPHCM mới sẽ thành siêu đô thị

Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Trung ương sáng nay làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy...

100% thủ tục hành chính thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính cấp tỉnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo bộ, ngành, địa phương cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước 20/6; hoàn thành 100% thủ tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98