TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ... tiếp tục được thực hiện cơ chế đặc thù sau sáp nhập

19/05/2025 13:44
19-05-2025 13:44:39+07:00

TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ... tiếp tục được thực hiện cơ chế đặc thù sau sáp nhập

Các địa phương thuộc diện sáp nhập vẫn tiếp tục được thực hiện các cơ chế đặc thù mà Quốc hội đã ban hành trước đó.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Phạm Thắng

Ngày 19-5, tại kỳ họp thứ 9, Chính phủ đã trình Quốc hội về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, sẽ tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh (tỉnh, TP trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, TP).

Đồng thời, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và số lượng ĐVHC cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Tính đến nay, cả nước có 10 địa phương, gồm TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, TP Cần Thơ và TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đang được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù theo các Luật, Nghị quyết riêng của Quốc hội.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, việc sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh và kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện dẫn đến thay đổi về ranh giới địa lý, phạm vi quản lý, địa vị pháp lý, quy mô dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội... của các địa phương.

"Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có quy định chuyển tiếp về việc tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đang được thực hiện tại các địa phương thuộc diện sắp xếp nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định của quy định pháp luật, trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương này" - Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ.

Chính phủ cho rằng các cơ chế, chính sách đặc thù được xây dựng gắn liền với vị thế, vai trò và những đặc điểm riêng biệt của từng địa phương hoặc khu vực đô thị lõi. Theo đó, đối với Hải Phòng, là thành phố cảng, công nghiệp, dịch vụ logistics; TP Đà Nẵng là trung tâm du lịch, dịch vụ, công nghệ cao; tỉnh Khánh Hòa là phát triển kinh tế biển, du lịch biển; TP Buôn Ma Thuột là trung tâm vùng Tây Nguyên; TP HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước và TP Cần Thơ là trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Do đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép các địa phương sau sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh, bao gồm TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM và TP Cần Thơ được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện tương ứng tại các địa phương trước khi sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh.

Đồng thời, đề xuất cho phép các xã, phường mới tương ứng tại địa bàn TP Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cho biết nếu không có quy định chuyển tiếp, sẽ tạo khoảng trống pháp lý, gây khó khăn trong xử lý các vấn đề về đầu tư, ngân sách, quy hoạch và quản lý hành chính tại địa phương mới.

Vì vậy, Ủy ban tán thành với chủ trương chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Minh Chiến - Văn Duẩn

Người Lao động

- 11:34 19/05/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

OECD khẳng định ủng hộ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng cao

Tổng thư ký OECD đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu...

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình nghị quyết gỡ các 'điểm nghẽn của điểm nghẽn'

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết việc xây dựng, trình ban hành nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật là rất cần...

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: GDP quý 2 có thể đạt 7.6%

Báo cáo Quốc hội trước khi trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết tình hình kinh tế xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Khả năng GDP...

Chủ tịch Quốc hội: Khung pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế cần có đột phá

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc phát triển khung pháp lý cho hoạt động trung tâm tài chính quốc tế cần có tính đột phá so với quy định pháp luật hiện...

Thủ tướng chỉ đạo nhập khẩu chọn lọc nguyên liệu đầu vào để cân bằng thương mại

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xúc tiến thương mại phục vụ nhập khẩu có chọn lọc đối với nguyên liệu đầu vào, linh kiện, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, góp phần...

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tăng trưởng bám sát kịch bản đề ra

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, xu hướng phát triển kinh tế-xã hội là tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Nếu không có yếu...

Tổng Bí thư Tô Lâm: TP.HCM hướng tới 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á

Sáng 18/06, tại TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban...

TP.HCM mới kiến nghị nhiều nội dung với Tổng Bí thư và Đoàn công tác Trung ương

Trong cuộc làm việc với Tổng Bí thư và đoàn công tác Trung ương, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM thay mặt ba tỉnh thành kiến nghị các...

Tổng Bí thư: Sáp nhập với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, TPHCM mới sẽ thành siêu đô thị

Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Trung ương sáng nay làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy...

100% thủ tục hành chính thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính cấp tỉnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo bộ, ngành, địa phương cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước 20/6; hoàn thành 100% thủ tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98