Doanh nghiệp rời sàn vì không còn đủ "chuẩn đại chúng"

11/06/2025 11:02
11-06-2025 11:02:00+07:00

Doanh nghiệp rời sàn vì không còn đủ "chuẩn đại chúng"

Trong nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán chứng kiến làn sóng doanh nghiệp đồng loạt rút lui khỏi sàn với hàng chục cái tên bị hủy tư cách công ty đại chúng. Xu hướng này không chỉ là câu chuyện của những con số khô khan mà còn là hệ quả của những thay đổi sâu rộng trong khung pháp lý và chiến lược kinh doanh.

Theo Thông tư 19/2025/TT-BTCLuật Chứng khoán sửa đổi năm 2024, điều kiện để duy trì tư cách công ty đại chúng đã siết chặt rõ rệt. Cụ thể, Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tối thiểu 30 tỷ đồng. Đồng thời, ít nhất 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết phải do tối thiểu 100 nhà đầu tư nhỏ nắm giữ, không bao gồm các cổ đông lớn. Quy định này nhằm đảm bảo tính phân tán cổ đông, hạn chế tình trạng tập trung quyền lực và tăng cường minh bạch trên thị trường.

Cái kết được báo trước

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã không thể vượt qua các rào cản này. Một điểm dễ nhận thấy là cơ cấu cổ đông quá tập trung - cổ phiếu phần lớn nằm trong tay một vài cổ đông lớn, khiến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nhỏ không đáp ứng yêu cầu luật định. Đây chính là nguyên nhân khiến không ít công ty buộc phải rời sàn trong thế bị động.

CTCP Nước sạch Quảng Trị (QTWACO, NQT) là ví dụ điển hình. Tỷ lệ cổ phiếu do các nhà đầu tư không phải cổ đông lớn nắm giữ chỉ đạt 9.26%, dưới ngưỡng yêu cầu tối thiểu; phần còn lại nằm gọn trong tay 4 cổ đông lớn, bao gồm UBND tỉnh Quảng Trị với 51%, Phó Chủ tịch Ngô Ngọc Tùng với 24.05%, cùng 2 cá nhân khác lần lượt sở hữu 7.85% và 7.84%. Với cơ cấu này, khả năng giao dịch cổ phiếu trên sàn là rất hạn chế, dẫn đến quyết định hủy tư cách công ty đại chúng.

Tương tự, CTCP Dệt May 29/3 (Hachiba, HCB) cũng rời sàn trong tình trạng mất tư cách công ty đại chúng, do số cổ đông nhỏ nắm giữ chỉ còn 9.73%, thấp hơn ngưỡng 10%. Dù có lịch sử gần 50 năm làm ăn và tài chính ổn định, Hachiba vẫn vướng phải vấn đề cơ cấu quá đặc với 192 cổ đông, nhưng 9 cổ đông lớn nắm tới 90.27% cổ phần, phần lớn là nội bộ và gia đình lãnh đạo.

Trong khi đó, CTCP Đóng tàu Sông Cấm (SCY) có quy mô lớn với gần 62 triệu cp, nhưng số cổ đông nhỏ lẻ chỉ nắm chưa đến 2.4% cổ phần. Toàn bộ còn lại thuộc về 2 cổ đông tổ chức, trong đó Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) sở hữu tới 90.08% và Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng nắm 7.54%. Một bức tranh quyền lực gần như tuyệt đối, không còn chỗ cho các nhà đầu tư nhỏ.

Yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng cũng là một trong những tiêu chí rõ ràng nhất để xác định tư cách công ty đại chúng. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã "rớt chuẩn" sau nhiều năm niêm yết mà không thể nâng vốn, thậm chí còn thu hẹp vốn sau tái cấu trúc.

Bê tông Ly tâm Điện lực Khánh Hòa (KCE) với vốn điều lệ 15 tỷ đồng,Mỹ Trà Tourist (MTC) vốn 18.3 tỷ đồng, Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Hà Nội (EPH) vốn 25 tỷ đồng hay CTCP 715 (BMN) với vốn 27.5 tỷ đồng… đều không đáp ứng điều kiện tối thiểu 30 tỷ đồng.

CTCP Sông Đà 25 (SDJ) là một trường hợp đáng chú ý khác. Sau tái cấu trúc, vốn điều lệ của SDJ giảm còn 12.1 tỷ đồng, không đạt chuẩn yêu cầu. Doanh nghiệp này không chỉ rút lui khỏi vai trò công ty đại chúng mà còn rơi vào vòng xoáy suy giảm hoạt động: Công nợ lớn, đối tác chiến lược rút lui, không còn khả năng đấu thầu, thiếu việc làm và sản xuất thu hẹp.

Lựa chọn chủ động hay bất đắc dĩ?

Dù nhiều Công ty có nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên thông qua việc hủy tư cách công ty đại chúng như KCE, MTC, HCB, SCY, BMN, CC4, EPH… nhưng phần lớn trường hợp này là hệ quả tất yếu của việc không đáp ứng điều kiện pháp lý. Việc "tự nguyện" ở đây nhiều khi là cách chủ động lựa chọn phương án xử lý thay vì chờ bị buộc rời sàn.

Dù vậy, vẫn còn trường hợp, như CIE Group (CEG) cùng công ty con CE1, rút khỏi sàn để phục vụ mục tiêu sáp nhập, tinh gọn bộ máy, và hợp nhất hoạt động kinh doanh. Theo kế hoạch, CE1 sẽ sáp nhập vào CEG trong giai đoạn 2023-2024. Cả 2 công ty đều bị hủy tư cách đại chúng vào tháng 1/2025.

Tuy nhiên, việc hủy tư cách Công ty đại chúng của CIE Group gặp phải sự phản đối của cổ đông sáng lập lẫn cổ đông lớn Trương Hữu Chí (nắm 7.19% vốn). Cụ thể, tại ĐHĐCĐ bất thường 2024, ông Chí đã phản đối quyết liệt, cho rằng "tình hình Công ty rất nguy hiểm" "đang có âm mưu rất lớn". Ông lập luận rằng, nếu không còn là công ty đại chúng, sẽ không có cơ quan Nhà nước nào giám sát, bảo vệ quyền lợi cổ đông, nhất là trong bối cảnh HĐQT quản lý yếu kém.

Ông Trương Hữu Chí còn chỉ ra sự bất thường khi 4 thành viên HĐQT nắm từ 6-9% cổ phần - điều mà ông cho là "có âm mưu ảnh hưởng đến quyền lợi công ty và cổ đông". Dù vậy, các tờ trình hủy tư cách công ty đại chúng vẫn được ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 thông qua, bất chấp tỷ lệ không tán thành và không có ý kiến chiếm hơn 23%.

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) là trường hợp đặc biệt. Không chỉ rút lui khỏi vai trò công ty đại chúng, ngân hàng này còn thay đổi mô hình sở hữu khi được chuyển giao bắt buộc cho HDBank vào tháng 1/2025, trở thành Ngân hàng TNHH một thành viên Số Vikki (Vikki Bank) do HDBank sở hữu 100%. Việc này đánh dấu bước chuyển lớn trong hành trình tái cấu trúc kéo dài cả thập niên kể từ khi DongA Bank bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015, do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Khi rời sàn là hệ quả tất yếu

Không còn tư cách pháp nhân hoặc ngừng hoạt động kinh doanh cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp buộc phải rút khỏi sàn. CTCP Xây dựng số 11 (V11) là ví dụ. Với bức tranh kinh doanh xám xịt, V11 lỗ 14 năm liên tiếp từ 2011-2024, lỗ lũy kế cuối 2024 tới gần 185 tỷ đồng, kéo vốn chủ sở hữu âm hơn 59 tỷ đồng. Cơ quan chức năng đã thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc V11 không còn tư cách pháp nhân. Đây không chỉ là rời sàn, mà là sự kết thúc của một pháp nhân từng tồn tại.

CTCP Giống cây trồng Hải Dương (HDS) cũng là trường hợp đặc biệt rời sàn khi là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định.

Sau cùng, câu hỏi "Vì sao doanh nghiệp rời sàn?" không chỉ đơn thuần là vấn đề tuân thủ pháp luật, mà còn phản ánh những mâu thuẫn nội tại, từ quản trị đến định hướng phát triển. Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy thị trường đang tồn tại quá nhiều "mã rỗng" - những công ty không đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản về vốn, quản trị hay hiệu quả hoạt động.

Dù có thể gây xáo trộn trong ngắn hạn, quá trình này phản ánh nỗ lực nâng chuẩn của thị trường vốn Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi minh bạch, hiệu quả, việc duy trì tư cách đại chúng không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là cam kết đồng hành lâu dài với nhà đầu tư. Và những doanh nghiệp không thể hoặc không muốn đáp ứng điều đó - tất yếu phải rời sàn.

Thế Mạnh

FILI

- 10:00 11/06/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PSH có nguy cơ rời sàn HOSE sau 3 tháng bị đình chỉ giao dịch

Hơn 126 triệu cp PSH bị HOSE xem xét huỷ niêm yết bắt buộc do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin nghiêm trọng, giữa lúc nội bộ Doanh nghiệp đối mặt nhiều bất ổn và...

Một doanh nghiệp nước địa phương rời UPCoM giữa lúc kinh doanh lập đỉnh, cổ tức đều đặn

Cổ phiếu CTCP Nước sạch Quảng Trị (UPCoM: NQT) sẽ bị hủy giao dịch từ ngày 02/07 - sau gần 9 năm lên UPCoM, với thanh khoản gần như đóng băng suốt từ cuối 2023...

Hợp nhất 2 doanh nghiệp, "tân binh" ngành than chào sàn HNX với giá 11,700 đồng/cp

Hơn 61.9 triệu cp TD6 của CTCP Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV sẽ giao dịch trên HNX từ ngày 16/06, với giá tham chiếu 11,700 đồng/cp - tương đương vốn hóa chào sàn...

Cổ phiếu CVN tái xuất UPCoM từ 11/06 với giá đáy, vốn hóa "bốc hơi" hơn 240 tỷ

Toàn bộ gần 29.7 triệu cp CVN của CTCP Vinam sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM từ ngày 11/06, theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Giá tham...

HOSE sắp đón thêm 2 tân binh

Cả 2 tân binh sắp đổ bộ lên niêm yết trên sàn HOSE đều đang giao dịch trên UPCoM.

Chủ khu du lịch Mỹ Trà rời sàn sau hơn 1 thập kỷ, cổ phiếu "rẻ hơn trà đá"

Sau hơn 12 năm niêm yết, Mỹ Trà Tourist sẽ rời sàn UPCoM vào cuối tháng 6. Giá cổ phiếu MTC hiện chỉ còn 1,900 đồng, không có thanh khoản suốt nhiều tháng; Công ty...

Một thương hiệu may sắp rời sàn sau 50 năm hoạt động và hơn 2,500 lao động đang gắn bó

Bức tranh tài chính ổn định, cổ tức hào phóng và lịch sử hoạt động gần 50 năm, CTCP Dệt May 29/3 (Hachiba, UPCoM: HCB) không giống nhiều cái tên rút khỏi sàn vì...

KSQ, VE8 cùng lên UPCoM sau án hủy niêm yết, giá tham chiếu rẻ hơn trà đá

Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu của CTCP CNC Capital Việt Nam (KSQ) và CTCP Xây dựng Điện VNECO 8 (VE8) sẽ được giao dịch trên...

Một doanh nghiệp dược không còn đạt chuẩn đại chúng vì thiếu cổ đông nhỏ, vốn điều lệ thấp

CTCP Dược Trung ương 3 (UPCoM: TW3) không đáp ứng các tiêu chí về vốn điều lệ và cơ cấu cổ đông theo Thông tư 19 của Bộ Tài chính. Cùng lúc, cổ phiếu TW3 đang giao...

PCG giảm sàn về đáy lịch sử, nhà đầu tư tháo chạy trước ngày hủy niêm yết

Chưa đầy 1 tháng trước khi chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc, giá cổ phiếu PCG lao dốc không phanh, giảm kịch sàn nhiều phiên liên tiếp, giao dịch èo uột ở mức...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98