Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh

10/06/2025 19:58
10-06-2025 19:58:32+07:00

Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh

"Chuyển đổi xanh không phải là sự tuân thủ mà là sự đầu tư cho tương lai, chính là giá trị tài sản của doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán". 

Chia sẻ tại Hội nghị Doanh nghiệp xanh TPHCM (HUGA) chiều ngày 10/06/2025, bà Trịnh Thị Hương - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong quá trình chuyển đổi xanh.

Các diễn giả tại tọa đàm chiều ngày 10/06/2025.

Nhu cầu vốn khổng lồ cho chuyển đổi xanh

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, vào năm 2020, Việt Nam đã thiệt hại 10 tỷ USD do biến đổi khí hậu, tương đương 3.82% GDP. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, con số này có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050, tương đương 12-14% GDP mỗi năm.

Việt Nam cần huy động khoảng 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040 để ứng phó với biến đổi khí hậu, tương đương 6.8% GDP. Trong đó, hơn 50% nguồn vốn cần được huy động từ khu vực tư nhân, tương đương 186 tỷ USD, khoảng 3.4% GDP hàng năm.

"Khu vực tư nhân đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và quá trình chuyển đổi xanh, đóng góp vào phát triển bền vững", bà Hương khẳng định.

Cũng vì vậy Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị vừa qua cũng nhắc đến khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, là lực lượng tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, tăng năng suất lao động. Khu vực tư nhân cũng là lực lượng góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh.

Bà Hương chia sẻ về 3 nhóm chính sách chính mà Nhà nước đang triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh:

Thứ nhất, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch và an toàn cho doanh nghiệp. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp mong mỏi nhất từ phía Nhà nước, chứ không phải là các hỗ trợ về tiền.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và tiếp cận nguồn lực. Với 98% doanh nghiệp trong khu vực tư nhân là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, việc tiếp cận tài chính, công nghệ, thị trường và nhân lực là những thách thức lớn.

Thứ ba, triển khai các chính sách đột phá. Trong Nghị quyết 68 và 98 đã đưa ra 2 chính sách quan trọng: hỗ trợ lãi suất 2% cho các dự án xanh thông qua ngân hàng thương mại hoặc quỹ tài chính ngoài ngân sách, và cho phép chi phí đầu tư R&D được tính 200% khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, Việt Nam đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, việc phát triển khu vực tư nhân xanh được xác định là ưu tiên hàng đầu.

Bà Hương cho biết, Chính phủ đang nỗ lực triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực thông qua đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, chia sẻ công cụ và nghiên cứu pháp lý. Sắp tới, một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong trong đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số cũng đang được thiết kế.

Động lực và rào cản trong chuyển đổi xanh

Về động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, bà Hương cho rằng có 2 lực chính tác động. Thứ nhất là lực đẩy, bao gồm áp lực từ thị trường, nhà đầu tư và các quy định về môi trường - xã hội. Thứ hai là lực kéo, gồm những lợi ích thiết thực từ việc chuyển đổi xanh và các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trong đó, động lực nội tại của doanh nghiệp được đánh giá là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, bà Hương cũng chỉ ra 3 rào cản chính mà doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp phải. Đầu tiên là thiếu nhận thức và thông tin - nhiều doanh nghiệp không biết ESG là gì, không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Thứ hai là thiếu nguồn lực về vốn, công nghệ, thị trường và nhân lực, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất cần chuyển đổi công nghệ. Cuối cùng là thiếu sự kết nối và hỗ trợ từ hệ sinh thái, bao gồm sự liên kết giữa Nhà nước, nhà đầu tư, định chế tài chính, viện trường và các tổ chức hiệp hội.

Để giải quyết những thách thức này, bà Hương đề xuất 3 giải pháp chính. Trước hết, trong việc xây dựng chính sách, cần tham vấn chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp ngay từ khâu lập chính sách. Trong quá trình xây dựng Nghị quyết 68 và 98, mặc dù chỉ có hơn 2 tháng nhưng các cơ quan đã tiến hành tham vấn kỹ lưỡng cộng đồng doanh nghiệp qua các hình thức online và offline.

Thứ hai, trong triển khai chính sách cần có sự tham gia của các đối tác liên quan và tổ chức trung gian, trong đó Nhà nước chỉ đóng vai trò kiến tạo, xây dựng khung pháp lý và triển khai các mô hình thí điểm. Cuối cùng, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ.

"Chuyển đổi xanh không phải là sự tuân thủ mà là sự đầu tư cho tương lai, chính là giá trị tài sản của doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán", bà Hương nhấn mạnh.

Cát Lam

FILI

- 18:56 10/06/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nam Định 'chốt' đầu tư cảng 3,400 tỷ đồng lớn nhất tỉnh

Cảng thuỷ nội địa Nghĩa Hưng giai đoạn 1 (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) có quy mô khoảng 89.4 ha đất, vốn đầu tư hơn 3,400 tỷ đồng.

Luật Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được thông qua với 92,05%

Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là bước tiến quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn và tăng cường minh bạch, tự chủ và...

Thiết kế tuần hoàn trong thực phẩm: Từ nông trại đến bàn ăn

Chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng lớn từ khủng hoảng khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên, gia tăng dân số và xu hướng tiêu dùng bền vững...

Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điểm đáng chú ý, trong đó nổi bật là chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ số, trí tuệ...

Huy động nguồn lực nội địa cho kinh tế tư nhân phát triển

Trong bối cảnh tăng trưởng đầu tư tư nhân đang chậm lại trong những năm gần gần đây, Nghị quyết 68 của Bộ chính trị đã khơi dậy niềm tin của giới doanh nghiệp, tạo...

Tài khoản định danh điện tử cho doanh nghiệp: Nút thắt cần gỡ cho các doanh nghiệp FDI

Chưa đầy một tháng nữa, quy định mới trong Nghị định 69/2024/NĐ-CP sẽ được áp dụng nhưng nhiều doanh nghiệp FDI vẫn đang trong tình trạng “chờ đợi” mà không biết...

Khởi tố hai đối tượng sản xuất hơn 3 tấn bò khô, khô gà giả không nguồn gốc

Từ lời khai ban đầu và quá trình điều tra, Công an Thái Bình đã phát hiện một đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm giả quy mô lớn với hàng chục ngàn gói hàng khô...

H&M và SYRE muốn đưa Việt Nam thành trung tâm dệt may tuần hoàn toàn cầu

Trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Stockholm, lãnh đạo H&M và SYRE cam kết mở rộng đầu tư xanh tại Việt Nam, với dự án nhà máy tái chế trị giá...

Phá đường dây đánh cắp thông tin 21,000 thẻ tín dụng quốc tế để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Công an Đà Nẵng vừa triệt phá một đường dây tội phạm mạng quy mô lớn do 2 đối tượng cầm đầu, sử dụng trái phép dữ liệu thẻ Visa, Mastercard, Discover của người nước...

Việt Nam - Thụy Điển nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược ngành về đổi mới sáng tạo

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ulf Kristerson nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước trong lĩnh vực đổi mới...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98