Nền kinh tế Mỹ sẽ suy yếu trong năm nay do tác động của thuế quan

06/06/2025 12:31
06-06-2025 12:31:14+07:00

Nền kinh tế Mỹ sẽ suy yếu trong năm nay do tác động của thuế quan

Trong chương trình Gateway To Vietnam: Nghệ thuật đằng sau “cơn sóng” thuế quan do Chứng khoán SSI tổ chức ngày 05/06, các chuyên gia đã trao đổi về tác động của các chính sách thuế quan của Mỹ - từ đó đánh giá ảnh hưởng của chúng đến dòng chảy thương mại, đầu tư và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.

Các chuyên gia tham gia chương trình Gateway to Vietnam 2025. Từ trái sang phải: Ông Thomas Nguyen – Giám đốc Thị trường Nước ngoài Chứng khoán SSI; Ông Phạm Lưu Hưng – Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI; Ông Derek Hamilton – Nhà kinh tế học, Macquarie Asset Management; Ông Andy Rothman – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Sinology LLC

Doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ phải trả phần lớn thuế quan

Ông Derek Hamilton - Nhà kinh tế học của Macquarie Asset Management nhận định thuế quan không chỉ là "tiếng ồn" từ Mỹ mà có những hệ lụy ngắn hạn và dài hạn đối với kinh tế Mỹ và toàn cầu. Chính sách của chính phủ đang chi phối mọi thứ ở Mỹ vào thời điểm hiện tại, với thương mại và thuế quan đứng đầu danh sách các vấn đề được quan tâm

Vị chuyên gia giải thích rằng trước khi thuế quan có hiệu lực, đã có một sự gia tăng đột biến trong nhập khẩu vào Mỹ. Các công ty cố gắng xây dựng tồn kho trước khi thuế có hiệu lực, bởi thuế quan về cơ bản là một loại thuế hoặc tăng chi phí. Việc nhập khẩu tăng cao thực chất kéo giảm GDP của một quốc gia vì hàng hóa không được sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, xu hướng dự kiến sẽ đảo ngược. Nhập khẩu sẽ giảm về mức bình thường, chi tiêu tiêu dùng chậm lại, và nhu cầu nội địa cơ bản sẽ suy yếu trong suốt năm nay.

Hệ lụy ngắn hạn là tăng trưởng kinh tế yếu hơn. Ông Derek dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ suy yếu trong năm nay do tác động của thuế quan, bởi nó làm tăng chi phí, giảm biên lợi nhuận của các công ty và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Trong cuộc chiến thuế quan, các công ty và người tiêu dùng Mỹ phải trả phần lớn thuế quan, không phải chính phủ nước ngoài. Khoảng một nửa hàng hóa nhập khẩu của Mỹ là hàng hóa trung gian từ Trung Quốc, việc tăng thuế sẽ làm tăng chi phí sản xuất cho các nhà máy Mỹ.

Tuy vậy, nhiều khoản cắt giảm thuế tạm thời từ nhiệm kỳ tổng thống Trump đầu tiên sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Quốc hội Mỹ đang nỗ lực gia hạn và thậm chí bổ sung các khoản cắt giảm thuế cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nếu dự luật này được thông qua, nó sẽ tạo ra kích thích kinh tế vài năm tới, với mức kích thích cao nhất dự kiến vào năm 2026. Điều này có thể giúp kinh tế Mỹ khởi sắc trở lại vào năm sau.

Các ngành dịch vụ sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi tác động của thuế quan. Ngược lại, các ngành hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Ông Derek dẫn chứng rằng Walmart đã tuyên bố sẽ tăng giá nhiều mặt hàng, tình trạng này có thể lan rộng.

Một điểm quan trọng khác cần lưu ý là những công ty có đối tượng khách hàng là người tiêu dùng thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn. Bởi vì khi giá cả tăng thì những người có thu nhập thấp thường sẽ chịu tác động mạnh hơn so với những người thu nhập cao. Do đó, khi các công ty tăng giá hàng hóa do ảnh hưởng từ thuế quan, thì nhóm khách hàng có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nhóm thu nhập cao.

Xét trên bình diện toàn cầu, khi nhập khẩu vào Mỹ giảm, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phụ thuộc vào thương mại và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam (vốn chứng kiến tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ sang Mỹ trong quý 1), có thể sẽ chứng kiến hoạt động kinh tế chậm lại.

Trung Quốc có nhiều quân bài hơn Mỹ

Ông Andy Rothman - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành Sinology LLC đánh giá Trung Quốc có nhiều quân bài hơn Mỹ. Trung Quốc không phải là một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu. Trong 5 năm trước COVID (2015-2019), xuất khẩu ròng chỉ đóng góp trung bình 1% vào tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Mặc dù trong quý 1 năm nay, xuất khẩu ròng đóng góp 30% vào tăng trưởng GDP của Trung Quốc nhưng không phải do định hướng phát triển xuất khẩu mà do cầu nội địa yếu.

Ông Andy tin rằng áp lực từ Donald Trump đang làm rõ rằng giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của Trung Quốc không thể phụ thuộc vào người tiêu dùng nước ngoài, mà phải phụ thuộc vào 1.4 tỷ người tiêu dùng Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc xử lý gần như toàn bộ đất hiếm của thế giới, là yếu tố quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp và không có giải pháp thay thế ngay lập tức.

VN-Index có triển vọng lên mức 1,600

Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu của SSI đánh giá Việt Nam cần "chờ đợi và quan sát" vì các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ đang diễn ra và có những phát triển tích cực.

Các yếu tố trong nước vẫn đang tích cực. Giải ngân đầu tư công lớn (hơn 30 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng năm nay, giải ngân tháng 5 gần 40%). FDI đăng ký vẫn tăng mạnh (gần gấp đôi trong tháng 5). Quý 1 đạt 7%, quý 2 dự kiến ít nhất 7.5% hoặc thậm chí 8%.

Chính phủ đang tập trung hồi sinh thị trường bất động sản giúp nhóm bất động sản và ngân hàng đang có triển vọng tốt nhờ các quy định mới.

Dân số Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn "vàng" ít nhất 10 năm nữa, tạo cơ hội cho ngành bất động sản phát triển trước khi đối mặt với vấn đề già hóa như Trung Quốc.

Chính phủ cũng đang định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết 68 về phát triển khu vực tư nhân là chìa khóa để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8-10% trong thập kỷ tới.

VN-Index đã phục hồi sau cú giảm từ "Ngày Giải phóng thuế quan" và đang tiến gần 1,400 điểm. SSI đặt mục tiêu chỉ số đạt 1,450 điểm cho năm nay. Chuyên gia SSI cho rằng định giá hiện tại khá rẻ, nếu trở lại mức trung bình 5 năm lịch sử, VN-Index có thể đạt khoảng 1,600 điểm.

Bên cạnh đó, mức độ tiếp xúc của các công ty niêm yết với các yếu tố bên ngoài là không cao, xuất khẩu chỉ dưới 20%. Động lực chính vẫn là nền kinh tế nội địa.

Trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên ưu tiên các ngành bất động sản, xây dựng và liên quan đến đầu tư công. Các công ty chứng khoán cũng sẽ hưởng lợi khi thị trường tốt lên.

Chí Kiên

FILI

- 11:29 06/06/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ABS Research: Thị trường đang đứng trước cơ hội tăng trưởng trung hạn

Trong báo cáo chiến lược tháng 6, Trung tâm Phân tích CTCK An Bình (ABS Research) nhận định thị trường đang đứng trước cơ hội tăng trưởng trung hạn nhờ kết quả đàm...

Góc nhìn 13/06: Quay đầu giảm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng thị trường có thể quay đầu giảm trong phiên 13/06 nhưng khó xảy ra điều chỉnh mạnh.

HSBC: Doanh nghiệp chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Chuyên gia HSBC cho rằng biến động không còn là điều bất thường mà đã trở thành bình thường, vì vậy doanh nghiệp cần chuyển từ bị động sang chủ động.

Góc nhìn 12/06: Vẫn trong nhịp chỉnh?

Các công ty chứng khoán (CTCK) tỏ ra thận trọng về xu hướng thị trường. Nhìn chung, các nhà phân tích đều nghiêng về khả năng chỉ số tiếp tục điều chỉnh và khuyên...

Góc nhìn 11/06: Thanh khoản yếu, VN-Index sẽ lùi về vùng 1,285?

VikkiBankS cảnh báo nếu thanh khoản không cải thiện, chỉ số có thể lùi sâu về vùng hỗ trợ 1,285-1,290 điểm.

Áp lực bán gia tăng sau pha hồi phục mạnh, chọn lựa cổ phiếu nào cho tháng 6?

Theo báo cáo chiến lược của Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), áp lực bán có thể gia tăng sau khi thị trường đã hồi phục mạnh. Sự phân hóa có thể...

Thị trường nhạy cảm khi ngày chốt kết quả đàm phán đến gần, nhà đầu tư nên làm gì?

Với những cam kế có số liệu rõ ràng và quy mô lớn, mức thuế quan mà Việt Nam kỳ vọng đạt được sau các cuộc đàm phán là khá tích cực. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại...

Đầu tư chứng khoán quốc tế: rủi ro tiềm ẩn

Thị trường chứng khoán Mỹ có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư, đầu cơ trên thế giới bởi tính hiệu quả, quy mô, thanh khoản và độ sâu của nó.

Góc nhìn 10/06: Xu hướng ngắn hạn xấu đi?

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhìn chung tỏ ra thận trọng về xu hướng ngắn hạn của thị trường. Họ khuyên nhà đầu tư nên dự trữ thanh khoản để có thể mua vào trong...

Có nên nắm giữ PVT, TV2 và MSH?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua PVT nhờ kỳ vọng doanh thu giai đoạn 2024–2027 đạt tăng trưởng kép 4%; nắm giữ TV2 do liên danh của TV2 đã giành được...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98