“Nội soi” doanh nghiệp bất động sản quý 1: Của để dành tăng, tiền nắm giữ giảm

03/06/2025 11:02
03-06-2025 11:02:00+07:00

“Nội soi” doanh nghiệp bất động sản quý 1: Của để dành tăng, tiền nắm giữ giảm

Tính đến cuối tháng 3/2025, của để dành của 102 doanh nghiệp bất động sản trên sàn (HOSE, HNX và UPCoM) tăng hơn 2% so với cuối năm 2024, lên gần 137 ngàn tỷ đồng. Ngược lại, lượng tiền nắm giữ ngắn hạn lại giảm gần 5%, còn hơn 92.3 ngàn tỷ đồng.

 
 
 
 
 
 
 
 

Tuy của để dành toàn ngành tăng khiêm tốn 2% nhưng trong đó vẫn có nhiều doanh nghiệp tăng bằng lần.

Top 10 doanh nghiệp BĐS có của để dành tăng nhiều nhất (Đvt: Tỷ đồng)

Tiêu biểu là CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: FDC). Của để dành của Công ty toàn bộ là doanh thu nhận trước từ hoạt động cho thuê nằm trong khoản mục doanh thu chưa thực hiện. Cuối năm 2024, khoản mục này có hơn 31 tỷ đồng ngắn hạn. Nhưng đến cuối tháng 3/2025, giá trị đã tăng lên 148 tỷ đồng, gấp 4.8 lần, chủ yếu nhờ phát sinh hơn 99 tỷ đồng doanh thu nhận trước từ cho thuê dài hạn.

Năm 2024, FDC đã hoàn thành và đưa vào hoạt động dự án tòa nhà văn phòng Fideco tại số 28 Phùng Khắc Khoan, quận 1, TPHCM. Dự án phát sinh doanh thu cho thuê giúp FDC lãi sau thuế gần 11 tỷ đồng trong quý 1/2025, gấp 30 lần cùng kỳ.

Bộ đôi CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) và CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: DXS) với lần lượt hơn 1.8 ngàn và 1 ngàn tỷ đồng của để dành tại thời điểm 31/3/2025, tăng 60% và gấp 2.1 lần so với đầu năm. Phần tăng thêm chủ yếu từ số tiền trả trước của các cá nhân mua căn hộ và đất nền.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên, Chủ tịch Hội đồng chiến lược DXG Lương Trí Thìn đánh giá: từ năm 2024 đến nay, thị trường đã có dấu hiệu hồi phục và đặc biệt năm 2025 hồi phục rất tốt. Công ty đã gần hoàn thiện 15 ngàn sản phẩm, đủ lượng hàng kinh doanh cho giai đoạn 2025-2027.

Vinhomes có của để dành lớn nhất

CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) tiếp tục là doanh nghiệp bất động sản có của để dành cao nhất sàn với hơn 50 ngàn tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm.

Top 10 doanh nghiệp BĐS có của để dành lớn nhất (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

VHM cho biết, doanh số bán hàng quý 1/2025 đạt 35 ngàn tỷ đồng, gấp 2.2 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh số chưa bàn giao tại thời điểm cuối quý đạt 120 ngàn tỷ đồng, tăng 7% với cuối tháng 3/2024, chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh tích cực từ các đại đô thị, đặc biệt là Vinhomes Wonder City ở phía Tây Hà Nội (mở bán vào giữa tháng 3/2025).

Xếp sau VHM là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL), có hơn 18.3 ngàn tỷ đồng của để dành, giảm 3%. Nguyên nhân thay đổi có thể do Công ty đã bàn giao sản phẩm ở một số dự án trong quý 1 như NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City, Sunrise Riverside, Palm City... Nhờ vậy, NVL thu về hơn 1,634 tỷ đồng doanh thu thuần từ chuyển nhượng bất động sản trong 3 tháng đầu năm, gấp 3.3 lần cùng kỳ.

NVL cho biết, đang đẩy nhanh tiến độ các dự án tại TPHCM như The Grand Manhattan, Victoria Village (khu cao tầng) để hoàn thành và bắt đầu bàn giao từ cuối năm nay hoặc đầu năm 2026.

Doanh nghiệp bất động sản còn lại có của để dành vượt mốc 10 ngàn tỷ đồng là CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP) với hơn 12.4 ngàn tỷ đồng, tăng 3%, chủ yếu vẫn là doanh thu nhận trước từ hoạt động cho thuê đất và nhà xưởng khu công nghiệp (KCN).

39 doanh nghiệp có của để dành giảm

Ngược với các doanh nghiệp có lượng của để dành ấn tượng, 39 doanh nghiệp ghi nhận giá trị giảm so với đầu năm. Doanh nghiệp có mức giảm nhiều nhất là CTCP DRH Holdings (HOSE: DRH) với 83%, còn 92 tỷ đồng.

Top 10 doanh nghiệp BĐS có của để dành giảm nhiều nhất (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Toàn bộ của để dành của DRH đều là người mua trả tiền trước ngắn hạn. Theo BCTC kiểm toán 2024, đây là khoản thanh toán theo tiến độ của khách hàng tại dự án cao ốc căn hộ - thương mại dịch vụ Aurora do công ty con của DRH làm chủ đầu tư.

Dù của để dành giảm mạnh, doanh thu thuần quý 1 của DRH chỉ đạt gần 911 triệu đồng, dưới cả giá vốn, qua đó dẫn đến khoản lỗ ròng gần 26 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 5 tỷ đồng). Đáng chú ý, toàn bộ doanh thu thuần của DRH chỉ đến từ mảng cung cấp dịch vụ, còn hoạt động bán bất động sản mang về con số 0 tròn trĩnh. Ngược lại, chi phí lãi vay xấp xỉ 34 tỷ đồng, gấp 3.7 lần cùng kỳ.

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) cũng ghi nhận mức giảm của để dành đáng kể với 80%, còn 27 tỷ đồng’ phần lớn là tiền người mua trả trước cho dự án Quy Nhơn Iconic.

Hồi cuối tháng 2/2025, Chủ tịch HĐQT PDR Nguyễn Văn Đạt chia sẻ: Quy Nhơn Iconic đã tính xong tiền sử dụng đất, giai đoạn 1 đã bán hết hàng; giai đoạn 2 dự kiến đủ điều kiện bán hàng vào giữa tháng 3/2025, sau đó Công ty sẽ mở bán. Cùng với Thuận An 1&2, những dự án này sẽ đóng góp phần lớn vào kết quả kinh doanh năm nay cho PDR.

Quý 1/2025, PDR đạt gần 438 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 2.7 lần cùng kỳ; lãi ròng gần 51 tỷ đồng, giảm gần 4%.

Tiền mặt nắm giữ ngắn hạn giảm gần 5%

Bên cạnh của để dành, lượng tiền nắm giữ ngắn hạn (tiền và tương đương tiền + tiền gửi ngắn hạn) cũng là khoản mục quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong khi lượng của để dành tăng hơn 2%, lượng tiền nắm giữ ngắn hạn của 102 doanh nghiệp bất động sản được thống kê lại giảm gần 5%, về 92.3 ngàn tỷ đồng.

VHM giảm 24%, nhưng vẫn là doanh nghiệp có lượng tiền mặt cao nhất ngành với hơn 23 ngàn tỷ đồng.

DXG lọt vào top 10 doanh nghiệp có nhiều tiền nhất khi đạt xấp xỉ 5.2 ngàn tỷ đồng, gấp 3.9 lần đầu năm. Ngược lại, lượng tiền của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) nắm giữ ngắn hạn giảm 30%, còn gần 2.4 ngàn tỷ đồng.

10 doanh nghiệp có tiền mặt nhiều nhất tại thời điểm 31/3/2025 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

“Người mua trả tiền trước” và “Doanh thu chưa thực hiện” là 2 khoản mục được các nhà đầu tư xem như “của để dành” của doanh nghiệp, bởi nó sẽ được ghi nhận vào kết quả kinh doanh khi đến kỳ hạch toán.

Hà Lễ

FILI

- 10:00 03/06/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

"Ông già" ngành giày Việt không còn chạy được nữa?

Một thời theo bước chân người Việt, Giầy Thượng Đình nay oằn mình trong thua lỗ, nợ xấu và bế tắc tài chính. Sự "hồi sinh" ngắn ngủi từ TikTok không cứu nổi thương...

Chủ mới của The Coffee House đặt mục tiêu lãi cao nhất 3 năm, dồn lực tái cấu trúc thay vì chia cổ tức

Dù kỳ vọng lãi gấp đôi trong năm 2025, CTCP Golden Gate - chủ sở hữu Manwah, Gogi và hàng loạt chuỗi ẩm thực lớn - tiếp tục không chia cổ tức năm thứ 3 liên tiếp...

Bộ Xây dựng chính thức cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Sun PhuQuoc Airways

Ngày 13/06, Bộ Xây dựng đã chính thức cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun...

Doanh nghiệp niêm yết liên tục dính vi phạm thuế, nhiều khoản truy thu tới hàng trăm triệu

Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, nhiều doanh nghiệp như Bamepharm, Dugarco, SAGS… bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt hành chính do vi phạm trong lĩnh vực thuế...

TNG tiếp cận gói tín dụng 1,200 tỷ từ BIDV giữa lúc mở rộng quy mô sản xuất

Động thái huy động vốn quy mô lớn từ BIDV diễn ra khi TNG đẩy mạnh kế hoạch mở rộng sản xuất, tuyển dụng 1,000 lao động mới và đón đầu các đơn hàng xuất khẩu đã kín...

VNZ muốn đổi tên thành Tập đoàn VNG, mục tiêu doanh thu 10.8 ngàn tỷ

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2025, CTCP VNG (UPCoM: VNZ) đặt kế hoạch tiếp tục nâng doanh thu và giảm lỗ so với năm trước. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp dự trình kế hoạch đổi...

Tôn Đông Á sẽ tập trung 75% vào thị trường nội địa, ước lãi 120 tỷ đồng sau 6 tháng

CTCP Tôn Đông Á (UPCoM: GDA) thông qua kế hoạch chuyển sàn sang HOSE và đồng thời tiếp tục kế hoạch đầu tư dự án Nhà máy 4 với công suất 1.2 triệu tấn/năm.

Cuộc cạnh tranh “ngôi vương tiền mặt": VIC dẫn đầu, VGI bám đuổi quyết liệt

Thị trường chứng khoán Việt chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa VIC và VGI trên đường đua tới ngôi vương tiền mặt trong quý 1. VIC dẫn trước VGI với khoảng...

Vosco chuẩn bị mua 2 tàu dầu đời 2021 đóng tại Trung Quốc

HĐQT CTCP Vận tải Biển Việt Nam (Vosco, HOSE: VOS) vừa thông qua kế hoạch đầu tư mua 2 tàu dầu sản phẩm cỡ MR, cùng được đóng năm 2021 tại Trung Quốc, nhằm tăng...

PVFCCo - Phú Mỹ và PVOIL ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và hóa chất

Chiều ngày 11/6, tại Trụ sở Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, HOSE: DPM), PVFCCo - Phú Mỹ và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL, UPCoM: OIL)...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98