Vướng thủ tục đất đai, nhiều doanh nghiệp phải hủy kế hoạch kinh doanh

10/06/2025 16:09
10-06-2025 16:09:00+07:00

Vướng thủ tục đất đai, nhiều doanh nghiệp phải hủy kế hoạch kinh doanh

Theo Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, thủ tục giải thể doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết thường kéo dài, nhất là với các đơn vị bị xem là có rủi ro về thuế đã dẫn đến tình trạng “doanh nghiệp chết mà không chôn được”.

Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về tình hình hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong tháng 5-2025.

Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến cuối năm

Theo HUBA, hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành hàng đang sôi động trở lại, củng cố niềm tin cho giới doanh nhân. Động lực cho sự phục hồi này đến từ nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số dịch vụ công và vai trò thúc đẩy của đầu tư công. Các dự án hạ tầng không chỉ giúp giao thương thuận tiện mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân tham gia, qua đó tăng doanh thu và tạo thêm việc làm.

Kết quả là hoạt động của doanh nghiệp đang dần ổn định và có triển vọng tích cực. Nhiều đơn vị đã có đơn hàng đến cuối năm, ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, một số doanh nghiệp đã chủ động giảm phụ thuộc vào thị trường truyền thống, chuyển hướng sang các thị trường mới và đạt được thành quả ấn tượng.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng chủ lực tăng mạnh, đơn cử như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 36,2%; dệt may tăng 11%; giày dép tăng 14,5%; đặc biệt, đồ chơi và dụng cụ thể thao tăng vọt 83,6%.

Tuy nhiên, một số ngành như thép, dù doanh thu tăng, vẫn đối mặt với thách thức hàng tồn kho cao, lợi nhuận mỏng, thậm chí nhiều doanh nghiệp báo lỗ trong Quý I-2025.

Dù vậy, triển vọng tăng trưởng tốt được ghi nhận ở các nhóm ngành mới phục hồi như bất động sản, chăn nuôi, thủy sản và bán lẻ.

Vướng thủ tục đất đai, nhiều doanh nghiệp phải hủy kế hoạch kinh doanh ảnh 1

Ngành bán lẻ thuộc một trong những nhóm ngành mới phục hồi, tăng trưởng tốt. Ảnh: TÚ UYÊN

Doanh nghiệp vẫn còn gặp khó về thủ tục

HUBA ghi nhận Nhà nước và các cơ quan quản lý đã tích cực cải cách hành chính, mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn kỳ vọng có những cải cách thực chất hơn nữa để giảm thời gian chờ đợi và giải trình với cơ quan chức năng.

Cụ thể, thủ tục đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải có địa chỉ rõ ràng, hợp pháp. Một số trường hợp không chấp thuận đặt trụ sở tại chung cư, ngay cả ở tầng thương mại có lối đi riêng.

Trong hoạt động, doanh nghiệp còn e ngại các cuộc thanh tra, kiểm tra khi cách thức thực hiện đôi khi còn cứng nhắc, tập trung vào tìm lỗi xử phạt thay vì hướng dẫn, đồng hành.

Bên cạnh đó, các quy định về thuế vẫn là một thách thức lớn, ví dụ như quy định về giao dịch với đối tác bị xem là có rủi ro về thuế, hay việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định về hóa đơn, chứng từ. Mọi sai sót đều có thể dẫn đến các khoản phạt hành chính nặng, thậm chí liên đới trách nhiệm hình sự.

Đặc biệt, thủ tục giải thể doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc, nhất là khâu quyết toán để đóng mã số thuế. Thời gian giải quyết kéo dài, khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng “chết mà không chôn được” như cảnh báo của nhiều chuyên gia.

Hiệp hội kiến nghị Nhà nước tiếp tục cải cách hành chính, trong đó chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức và đẩy mạnh chuyển đổi số. Cần có cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên cùng chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng để chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong một bộ phận công chức.

Áp lực từ hàng tồn kho, nợ xấu và trái phiếu

Theo khảo sát của HUBA, có tới 75% doanh nghiệp chưa giải phóng được hàng tồn kho, 67% bị nợ đọng khó đòi và 50% doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ vốn tín dụng, giảm lãi suất.

Áp lực càng gia tăng khi lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sắp đáo hạn, ước tính khoảng 180.000 tỉ đồng trong năm 2025, tiềm ẩn nguy cơ không thể thanh toán đúng hạn...

Do đó, Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo tinh thần Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Đồng thời, cho phép khoản nợ được gia hạn của năm 2025 được phân bổ trả dần vào các năm cuối của hợp đồng vay.

HUBA cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, xem xét cố định “biên độ lãi ròng” (NIM) ở mức bình quân khoảng 3%.

Hủy kế hoạch kinh doanh vì vướng thủ tục đất đai

Tiếp cận đất đai vẫn là rào cản lớn đối với doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khảo sát cho thấy có đến 74% doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh vì vướng mắc thủ tục hành chính liên quan đến đất đai.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp thuộc sở hữu cá nhân. Dù tình trạng này đã tồn tại nhiều năm, gần đây các cơ quan chức năng siết chặt quy định, không cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy, môi trường, thậm chí không gia hạn giấy phép kinh doanh với lý do “sử dụng đất sai mục đích”.

Hệ quả là doanh nghiệp đối mặt nguy cơ ngừng sản xuất, vướng rủi ro pháp lý, không thể tiếp cận vốn vay hay mở rộng quy mô. Trong khi đó, nhiều khu đất nông nghiệp lại bị bỏ hoang lãng phí do chưa được đưa vào quy hoạch.

HUBA kiến nghị Nhà nước cần có chính sách đột phá, cho phép doanh nghiệp và người dân được sử dụng đất nông nghiệp (trừ đất lúa, rừng phòng hộ) để sản xuất kinh doanh, với điều kiện không ảnh hưởng quy hoạch chung của địa phương. Đồng thời, doanh nghiệp cần cam kết tự nguyện tháo dỡ, không đòi bồi thường công trình trên đất khi Nhà nước thu hồi vì mục đích công cộng.

TÚ UYÊN

Pháp luật TPHCM

- 15:07 10/06/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không có chuyện dự án đường sắt bị bán, chuyển nhượng cho nước ngoài

Các đại biểu nhấn mạnh nhà đầu tư phải có năng lực, có khả năng huy động vốn để làm dự án và đề nghị cần cơ chế để thẩm định, thậm chí kiểm tra chéo để tìm ra những...

Phó thủ tướng đề nghị Google phổ cập AI cho doanh nghiệp Việt Nam

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Google cần chủ động phổ cập AI, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có tình trạng thuốc giả trong bệnh viện

Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, có tình trạng thuốc giả trên thị trường nhưng không...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp...

Bình Thuận yêu cầu chi trả lương tháng 7 cho công chức trước ngày 23-6

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Kho bạc Nhà nước Khu vực XV cấp kinh phí để chi trả tiền lương kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức của tháng 7-2025...

FDI suy giảm cản trở tăng trưởng của các nước đang phát triển

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005, làm dấy lên lo ngại về khả năng thúc đẩy tăng...

Rót 7 tỷ USD vào Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Khu lõi của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 9,2 ha. Diện tích này sẽ đầu tư xây dựng trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan...

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98