Xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên trì hoãn, cản trở các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế

05/06/2025 14:57
05-06-2025 14:57:20+07:00

Xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên trì hoãn, cản trở các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế

Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có hành vi trì hoãn, cản trở hoặc không thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật; không thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng thể chế, pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Quyết định số 197-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Theo đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật, trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật, sáng 5/6. Ảnh: TTXVN.

Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp với các cấp uỷ, tổ chức đảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

“Chỉ đạo các cấp uỷ và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có hành vi trì hoãn, cản trở hoặc không thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật; không thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng thể chế, pháp luật”, quy định nêu.

Quy định cũng nhấn mạnh việc Ban Chỉ đạo sẽ định hướng thông tin tuyên truyền về chủ trương, định hướng, giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật. Chỉ đạo xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật làm phương hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc.

Trong số các quyền hạn được nêu trong quy định, Ban Chỉ đạo được quyền yêu cầu các tổ chức đảng, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện chủ trương, định hướng, giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Yêu cầu các tổ chức đảng, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chủ trương, định hướng, giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật.

"Kiến nghị, đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các chủ trương, chính sách lớn liên quan đến xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật. Kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý cán bộ, đảng viên có hành vi cản trở, gây khó khăn hoặc không thực hiện các chủ trương, định hướng, giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật", quy định nêu.

Quy định cũng nêu về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo. Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện việc lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Đồng thời, Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo xây dựng và quyết định kế hoạch, chương trình công tác về hoàn thiện thể chế, pháp luật và các vấn đề khác thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo. Chủ trì, định hướng thảo luận, kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.

Trưởng Ban Chỉ đạo cũng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, xử lý trách nhiệm cá nhân, cơ quan xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện nội dung vi phạm quy định của Đảng, Hiến pháp hoặc tạo kẽ hở cho tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cản trở sự phát triển.

Về tổ chức thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Theo đó, Ban Chỉ đạo sẽ trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Phó Trưởng Ban; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng Ban. Ngoài ra còn có 22 uỷ viên, gồm nhiều Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành.

Trường Phong

Tiền phong

- 10:53 05/06/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sửa Hiến pháp: Lý do không thể giữ các thành phố, thị xã thuộc tỉnh như cấp cơ sở

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, việc tổ chức đồng loạt đơn vị hành chính đô thị là các phường sẽ góp phần thống nhất mô...

Phó Thủ tướng: VNPT, Viettel hoàn thiện các chatbot để người dân sử dụng trợ lý ảo từ 1/7

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị VNPT và Viettel tiếp tục hoàn thiện các chatbot để người dân, cán bộ có thể sử dụng sớm trợ lý ảo, tốt nhất là bắt...

Những điểm mới của Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số sắp được thông qua

Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số đã thể chế hóa các chủ trương lớn được nêu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Sở Nội vụ TP.HCM thông tin về việc sắp xếp cán bộ cấp huyện khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Từ 1/7, TP.HCM sẽ không còn cấp huyện. Trước mắt, Thành phố sẽ chuyển 100% biên chế cấp huyện bố trí biên chế cấp xã.

Hướng dẫn mới nhất của Quốc hội về kiện toàn bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành hướng dẫn cụ thể về tổ chức, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp sau sáp nhập các tỉnh thành, bỏ cấp huyện...

Quốc hội thông qua phương án cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có hiệu lực ngay

Kể từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố...

Hợp nhất tỉnh thành: Không chỉ là phép cộng diện tích, dân số mà còn là phép nhân của GDP

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, để đạt mục tiêu tăng GDP theo cấp số nhân từ việc hợp nhất tỉnh, thành cần có sự đầu tư, trong đó, cần có thể chế đủ rộng, một thể...

Chính quyền địa phương 2 cấp sẽ vận hành từ 1/7/2025: Cả hệ thống chính trị đều đang nỗ lực

Một cuộc “cách mạng” được ví như tái cấu trúc toàn diện từ không gian lãnh thổ đến thể chế, bộ máy, con người... đang được gấp rút triển khai với mốc thời gian cụ...

Chính thức trình Quốc hội lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn...

Cấp tỉnh sau sắp xếp có thể sớm chính thức bắt đầu hoạt động từ 01/07/2025

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đề nghị Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 có hiệu lực thi hành ngay từ ngày được Quốc hội biểu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98