Ai đang điều hành công ty có giá cp cao nhất TTCK?

Ai đang điều hành công ty có giá cp cao nhất TTCK?

Trải qua nhiều thăng trầm trên con đường phát triển và sức ép nặng nề từ hai cổ đông lớn nắm đến gần 90% cổ phần, ông Phạm Quang Vũ vẫn có được sự tín nhiệm trong vai trò Tổng giám đốc CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF).

Dưới thời quản trị của ông, cổ phiếu VCF đã tăng giá gấp 3 lần chỉ sau 1 năm niêm yết, trở thành cổ phiếu có giá cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Ông Vũ đã có thời gian gắn bó cùng VCF đến hơn 15 năm, kể từ năm 1988. Hiện ông là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VCF, ngoài ra ông còn là Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam nhiệm kỳ VII (2011-2014).

 

ÔNG PHẠM QUANG VŨ

Ngày tháng năm sinh: 12/02/1959

Quê quán - Nơi sinh: Thái Bình

Số CMND: 271327552 – Cấp ngày 09/07/2010 – Tại CA Đồng Nai

Quốc tịch: Việt Nam - Dân tộc: Kinh

Trình độ văn hoá: 10/10

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế

Quá trình công tác:

  • 01/06/1988 – 12/1995: Nhân viên tổ nghiệp vụ Nhà máy Cà phê Biên Hoà (tiền thân của CTCP Vinacafé Biên Hòa)
  • 01/01/1996 – 12/2000: Tổ trưởng tổ cung tiêu Nhà máy Cà phê Biên Hoà
  • 01/01/2001 – 09/2004: Trưởng phòng Kinh doanh Nhà máy Cà phê Biên Hoà
  • 01/10/2004 – 12/2004: Phó Giám đốc Nhà máy Cà phê Biên Hoà
  • 01/01/2005 – 04/05/2010: Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc CTCP Vinacafé Biên Hòa
  • 05/05/2010 – nay: Phó chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Vinacafé Biên Hòa

Chức vụ công tác hiện nay:

  • Phó chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Vinacafé Biên Hòa
  • Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam nhiệm kỳ VII (2011-2014)

Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu VCF (30/11/2012)

  • Cá nhân: 259,305 cổ phần
  • Gia đình: 0 cp
  • Đại diện sở hữu Nhà nước (Tổng Công ty Cà phê Việt Nam): 2,478,594 cổ phần

Giới thiệu CTCP Vinacafé Biên Hòa

Cơ cấu cổ đông lớn (30/11/2011)

CTCP Vinacafé Biên Hòa tiền thân là Nhà máy cà phê Coronel do ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi công xây dựng với mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển cà phê về Pháp. Nhà máy Cà phê Coronel có công suất thiết kế 80 tấn cà phê hòa tan/năm và là nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong toàn khu vực các nước Đông Dương. Năm 1975 đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hòa và đến năm 1983 xuất khẩu sản phẩm sang Đông Âu với tên gọi Vinacafé.

Ngày 29/12/2004, Nhà máy cà phê Biên Hòa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp - từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ. Với sự nổi tiếng của thương hiệu Vinacafé, các cổ đông sáng lập đã đặt tên mới cho công ty là CTCP Vinacafé Biên Hòa (Vinacafé BH).

Ngày 28/01/2011, toàn bộ 26,579,135 cổ phiếu của Vinacafé Biên Hòa, tương đương 100% vốn điều lệ (265.79 tỷ đồng), chính thức được niêm yết tại Sở GDCK TPHCM (HOSE) với mã chứng khoán VCF. Trong ngày giao dịch đầu tiên, giá khởi điểm của mỗi cổ phiếu VCF là 50,000 đồng.

Tháng 9/2011, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (thuộc MSN) chào mua công khai cổ phiếu VCF. Đề nghị chào mua của Masan được Vinacafé Biên Hòa chấp thuận. Tính đến tháng 10/2011, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã nắm giữ 13,355,261 cổ phiếu VCF, tương đương 50.25% vốn điều lệ của Vinacafé Biên Hòa.

Tình hình kinh doanh của Vinacafé Biên Hòa qua các năm
Đvt: triệu đồng

Trong năm 2012, CTCP Hàng tiêu dùng Masan tiếp tục thu gom cổ phiếu VCF trên sàn nâng số lượng nắm giữ lên 13,985,631 cổ phiếu, tương đương 52.62% vốn điều lệ tính đến 02/11. Công ty này vẫn đang mua tiếp cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 54%. Hiện tại, ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc của Hàng tiêu dùng Masan là một trong những thành viên HĐQT của Vinacafé Biên Hòa.

Cổ phiếu VCF sau khi lên sàn đã có sự tăng trưởng đột biến từ đầu tháng 5/2011. Đến khi thương vụ thâu tóm của CTCP Hàng tiêu dùng Masan kết thúc, cổ phiếu VCF đã tăng gấp đôi, lên hơn 100,000 đồng/cp. Cổ phiếu này vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong suốt năm 2012 bất chấp xu hướng sụt giảm của thị trường, có thời điểm VCF vọt lên hơn 160,000 đồng/cp và hiện dao động quanh mức 150,000 đồng/cp, mức giá cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hành trình tăng giá của VCF từ khi niêm yết

Thủy Tiên (Vietstock)

ffn