Ông Lê Hoàng Vũ – Người điều hành doanh nghiệp có cổ phiếu nóng nhất TTCK năm 2012

Ông Lê Hoàng Vũ – Người điều hành doanh nghiệp có cổ phiếu nóng nhất TTCK năm 2012

CTCP Bao bì Dầu thực vật (HOSE: VPK) được xem là hiện tượng của năm. Giá cổ phiếu VPK đã tăng hơn 326% và trở thành cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn chứng khoán. Riêng trong 2 tháng (từ tháng 7 đến tháng 9), VPK đã tăng xấp xỉ 100%, hiện cổ phiếu này đang giao dịch quanh mức 25,000 đồng.

Giá cổ phiếu VPK tăng đến 326% từ đầu năm đến nay (14/12/2012):

Tân Chủ tịch HĐQT của VPK hiện nay là ông Dương Anh Tuấn, được bổ nhiệm vào ngày 03/05/2012 để thay ông Đoàn Tấn Nghiệp đã có đơn xin từ nhiệm để nghỉ hưu. Ông Tuấn hiện đang nắm sở hữu 6,351 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 0.079%.

Thống kê từ đầu năm đến ngày 13/12/2012, toàn thị trường có 351 mã tăng giá và 333 mã giảm giá, trong đó sàn HOSE có 166 mã tăng và 134 mã giảm. Trong các cổ phiếu tăng giá, VPK ghi nhận mức tăng lớn nhất trên sàn chứng khoán từ đầu năm. Góp mặt trong 5 cổ phiếu tăng nhiều nhất còn có TDW (tăng 221%), CSM (tăng 188%), NVT (tăng 184%) và BMC (tăng 180%).

Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của VPK là Gám đốc Lê Hoàng Vũ. Ông đồng thời cũng là một thành viên trong HĐQT. Tính đến ngày 30/06/2012, ông Vũ sở hữu 10,526 cp, tương ứng tỷ lệ 0.132% vốn VPK. Tuy chỉ nắm giữ chưa đến 1% vốn của công ty nhưng ông lại là người có tỷ lệ sở hữu cổ phần cao nhất trong ban lãnh đạo.

Cổ đông lớn nhất của của VPK hiện nay là TCT Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), nắm giữ gần 50% vốn của VPK. Đây cũng là thành viên sáng lập VPK vào năm 2002.

Giới thiệu Ông Lê Hoàng Vũ – Giám đốc

Họ và tên: Lê Hoàng Vũ

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 26/05/1958

Nguyên quán: TPHCM

Quốc tịch: Việt Nam

Dân tộc: Kinh

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư cơ khí

Chuyên ngành: Quản lý

Quá trình công tác:

  •  1978 – 1982: Bộ đội, cấp bậc Trung sỹ, đơn vị A12, phòng 3, sư đoàn 447, Quân Khu 7
  •  1984 – 1989: Sinh viên khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
  •  1989 – 1993: Trưởng phòng kỹ thuật – Kế hoạch của Xí nghiệp sản xuất thiếc – XNLH Trục vớt cứu hộ (VISAL)
  •  1996 – 2001: Trưởng phòng kỹ thuật Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè
  •   2001 – 2002: Kỹ sư quản lý dự án Tập đoàn Daso; Phó Giám đốc Công ty TNHH Hưng Đạo
  •  2003 – 2005: Chuyên gia hiện trường Công ty GEA Tuchenhagen Singapore – Tập Đoàn GEA Germany
  •  2006 – 2009: Phó Giám đốc CTCP Bao bì Dầu thực vật (HOSE: VPK)
  •  2009 đến nay: Giám đốc CTCP Bao bì Dầu thực vật

Chức vụ công tác hiện nay:

Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CTCP Bao bì Dầu thực vật

Số cổ phần nắm giữ tại VPK (30/06/2012):

  • Cá nhân: 10,526 cp, tỷ lệ 0.132%
  • Người liên quan: Không có

CTCP Bao Bì Dầu Thực Vật (HOSE: VPK)

Tháng 9/2002, CTCP Bao bì Dầu thực vật được thành lập trên cơ sở vốn góp của các cổ đông chính như Công ty Dầu Thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex), CTCP Dầu Thực vật Tường An, CTCP Dầu Thực vật Tân Bình, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Kể từ ngày 01/10/2004, công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày 21/12/2006, công ty niêm yết và giao dịch cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoán, mã chứng khoán VPK, vốn điều lệ 76 tỷ đồng. Qua năm 2009, VPK tăng vốn lên 80 tỷ đồng và giữ nguyên mức vốn này cho đến hiện nay.

Hai cổ đông lớn nhất của của VPK tính đến ngày 23/03/2012 là TCT Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) với 3,532,800 cp, chiếm 44.16% vốn điều lệ và Vinamilk (VNM) với 1,421,052 cp, chiếm 17.76%. Đây cũng là hai thành viên sáng lập VPK vào năm 2002. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua thì Vinamilk đã bán đến 1,031,090 cổ phiếu VPK và giảm tỷ lệ sở hữu xuống 4.87%, không còn làm cổ đông lớn từ ngày 01/06.

VPK hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, mua bán bao bì cho ngành thực phẩm, mua bán máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu ngành bao bì, in bao bì và cung cấp thêm dịch vụ thương mại. Các khách hàng truyền thống của VPK cho đến nay là Dầu thực vật Tường An, Dầu thực vật Tân Bình, Vinamilk, Dầu ăn Golden Hope-Nhà Bè, Dầu thực vật Cái Lân, Dầu ăn Golden Hope-Nhà Bè,...

Danh sách Ban quản lý của VPK:

Công ty có kết quả kinh doanh khá tốt trong suốt thời gian gần đây, lãi ròng tăng đều từ năm 2008 cho đến nay. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2012, VPK đạt lợi nhuận sau thuế hơn 38 tỷ đồng tăng 93% và vượt đến 111% so với kế hoạch năm (18 tỷ đồng).

Trên thị trường chứng khoán VPK được xem là hiện tượng lạ khi cổ phiếu này tăng gần 327% trong năm nay. Riêng trong 2 tháng từ tháng 7 đến tháng 9, VPK đã tăng xấp xỉ 100%. Hiện cổ phiếu này đang giao dịch quanh mức 25,000 đồng.

TCT Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex)

TCT Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) là cổ đông lớn nhất của VPK, nắm giữ hơn 44% vốn điều lệ.

Ngày 16/09/2009, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thống nhất về việc chuyển Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam thành TCT Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex). Vốn điều lệ của công ty mẹ hiện nay 674,533 tỷ đồng.

Theo thông tin giới thiệu trên website của Vocarimex thì tổ hợp Vocarimex (công ty mẹ cùng các công ty con, công ty liên kết) đang nắm giữ 95% thị phần tiêu thụ sản phẩm dầu ăn, 20% thị phần mỹ phẩm thị trường trong nước và nắm giữ toàn bộ công nghệ chế biến dầu thực vật trong nước.

Hiện nay, Vocarimex có tổng cộng 4 công ty con, gồm: Dầu thực vật Tường An (HOSE: TAC), Dầu thực vật Tân Bình (Nakydaco), Trích ly Dầu thực vật và Thương mại Dầu thực vật. Ngoài ra, Vocarimex còn có 4 đơn vị liên kết bao gồm Công ty dầu ăn Golden Hope-Nhà Bè, Công ty Dầu thực vật Cái Lân, Công ty TNHH Mỹ phẩm LG VINA và CTCP Bao Bì Dầu Thực Vật (VPK).

Đối với VPK, tính đến ngày 23/03/2012, Vocarimex sở hữu hơn 3.5 triệu cp, tương ứng 44% vốn điều lệ của công ty này.

Phương Châu (Vietstock)

FFN