Không cấp phép cho dự án xi măng dưới 2.500 tấn clinker/ngày

Không cấp phép cho dự án xi măng dưới 2.500 tấn clinker/ngày

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa được phê duyệt tại Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014.

* Đề nghị dừng đầu tư nhà máy ximăng, nhiệt điện gần vịnh Hạ Long

* Dự báo đến năm 2020 nhu cầu xi măng trong nước là 93 triệu tấn

* Tiêu thụ xi măng nội địa giảm nhẹ trong tháng Ngâu

Nhà máy xi măng mới đầu tư yêu cầu có công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên nhiên liệu.

Để gia tăng hiệu quả đầu tư, các dự án xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày sẽ không được cấp phép đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu, năng lượng.

Các dây chuyền xi măng mới đầu tư theo Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đều phải đầu tư đồng bộ hệ thống, tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện và sử dụng nhiên liệu thay thế.

Ngành xi măng phải nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng, đa dạng hóa các chủng loại xi măng đáp ứng các nhu cầu xây dựng đặc biệt như: xi măng mác cao, xi măng cho công trình biển, xi măng giếng khoan dầu khí, xi măng bền xâm thực và các loại xi măng khác…

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng công suất toàn ngành được dự kiến cho năm 2015 là 80-90 triệu tấn/năm và đến năm 2020 là 120-130 triệu tấn/năm.

Trong đó quy định rõ, với mỗi dây chuyền sản xuất phải có công suất thiết kế không nhỏ hơn 2.500 tấn clinker/ngày; đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu đề ra.

Về công nghệ, yêu cầu tiên tiến, tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên, nhiên liệu, năng lượng. Đầu tư đồng bộ hệ thống tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện và sử dụng nhiên liệu thay thế.

Về sản phẩm cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các chủng loại xi măng đáp ứng các nhu cầu xây dựng đặc biệt như: xi măng mác cao, xi măng cho công trình biển, xi măng giếng khoan dầu khí, xi măng bền xâm thực.

Cũng theo Quy hoạch này, nhu cầu xi măng trong nước được dự báo cho năm 2015 là 56 triệu tấn và đến năm 2020 sẽ là 93 triệu tấn. Lượng xi măng xuất khẩu được dự kiến đạt khoảng 20-30% so với tổng công suất.

Về định hướng đầu tư, Quy hoạch nêu rõ: đầu tư phát triển xi măng trong từng giai đoạn phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam và Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng.

Giai đoạn 2020 - 2030, ngành xi măng được định hướng: Đầu tư sản xuất xi măng theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu sử dụng phế thải làm nguyên, nhiên liệu cho sản xuất xi măng; nghiên cứu sản xuất các chủng loại xi măng có tính năng đặc biệt, xi măng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nghiên cứu giảm tiêu hao năng lượng, nhiên liệu và nhân công trong sản xuất xi măng.

Phương Linh

xây dựng