1001 yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán

1001 yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán

Dưới đây là một số yếu tố tác động đến giá cổ phiếu, mà hầu như ai cũng từng trải nghiệm đau đớn ngoài ý muốn trước khi trở thành triệu phú USD.

 

Những nhà đầu tư cổ phiếu giàu kinh nghiệm có thể kiếm tiền bằng cách nhảy vào, nhảy ra và mua giá thấp bán giá cao. Đấy là trường hợp lý tưởng trong đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, trên thực tế, đầu tư cổ phiếu là công việc rất khó khăn và phải gánh chịu nhiều rủi ro. Có những rủi ro bạn có thể kiểm soát được, nhưng cũng có những rủi ro ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như khi thị trường đảo chiều.

Dưới đây là một số yếu tố tác động đến giá cổ phiếu, mà hầu như ai cũng từng trải nghiệm đau đớn ngoài ý muốn trước khi trở thành triệu phú USD.

1. Cung và cầu (Điều cơ bản nhất mà nhà đầu tư nào cũng phải biết)

Giá cổ phiếu được quyết định bởi cung và cầu, cho nên, có thể nói cung cầu là một “kẻ cai trị tàn bạo” của thị trường chứng khoán. Cổ phiếu hấp dẫn có nhiều người mua hơn người bán thì giá tăng lên, trong khi cổ phiếu kém hấp dẫn thì ngược lại.

Giống như bất kỳ thị trường nào khác, nơi có người mua nhiều hơn người bán thì giá cả sẽ tăng lên, cho đến khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp bắt đầu rút tiền ra khỏi thị trường và giá trị mua bán cổ phiếu bị giảm xuống.

Cũng cần thận trọng trong trường hợp nhu cầu cao còn nguồn cung thì thấp, và kết quả là giá cả tăng lên kèm theo cái bẫy thanh khoản. Đó là một con dao hai lưỡi, dễ tác động và thay đổi tâm lý nhà đầu tư, dẫn đến giá cổ phiếu đảo chiều sụt giảm rất nặng.

2. IPO (Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng)

Các đợt IPO thành công sẽ thúc đẩy đà tăng cho thị trường chứng khoán, ngược lại, một đợt IPO thất bại có thể sẽ tác động tiêu cực dây chuyền.

Theo thống kê và kinh nghiệm, thông thường nên tránh IPO vào quý cuối cùng trong năm, vì nhà đầu tư có thể chưa thoát khỏi các khoản đầu tư bị kẹt, kém lợi nhuận. IPO thường sôi động và thuận lợi vào quý 1 đầu năm hoặc hết quý 2.

Nên thận trọng với các đợt IPO của các công ty nhỏ, đó là các công ty "làm mới" lại giá trị cổ phiếu, thực chất mang yếu tố đầu cơ.

3. Standard & Poor’s và nợ công

Trên thế giới có 3 công ty xếp hạng tín nhiệm lớn gồm Standard & Poor’s, Moody's và Fitch Ratings kiểm soát hơn 95% thị trường trái phiếu thế giới, trong đó ảnh hưởng nhất là hãng Standard & Poor’s, chuyên đánh giá về nợ công các quốc gia.

Thật không may cho thị trường chứng khoán nào bị "trúng tên lửa" của Standard & Poor’s, khi họ bất ngờ hạ bậc trái phiếu dài hạn của quốc gia vì nguy cơ vỡ nợ công. Một đợt tụt dốc của giá cổ phiếu có thể làm "bốc khói" xóa sạch lợi nhuận mà nhà đầu tư đã tích lũy trong nhiều tháng chỉ trong 1 hoặc 2 phiên.

4. Hốt hoảng gây ra khủng hoảng

Yếu tố tâm lý bầy đàn (herd mentality) thường dẫn đến hiện tượng "Sợ hãi làm cho các nhà đầu tư nhảy ra khỏi thị trường (bán thấp) - Fear makes investors jump out of the market (selling low)", gây ra sự giảm sàn ở nhiều cổ phiếu. Kể cả các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt cũng không miễn nhiễm được sự sụt giảm bởi tâm lý bầy đàn vì không tìm được lực mua do nhà đầu tư e ngại đứng ngoài.

Lý do có thể xuất phát từ tâm lý lo ngại do nguy cơ chiến tranh, khủng bố, và quan trọng nhất đó là việc bắt giam những nhà đầu tư lũng đoạn thị trường tài chính và cổ phiếu, chẳng hạn như bán khống (short-sell).

(Còn tiếp)

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley