Sáp nhập ngân hàng: Những điều khó nói

Sáp nhập ngân hàng: Những điều khó nói

Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã bắt đầu với cả ngân hàng lớn - nhỏ, không còn bó hẹp trong phạm vi các ngân hàng yếu kém.

Hợp nhất rồi, hệ thống công nghệ của ngân hàng nhỏ sử dụng thế nào, hay bỏ đi? Sự lãng phí đầu tư hàng trăm tỉ đồng cho công nghệ không thể tìm lại được. Ảnh: TUỆ DOANH

Xử lý những tổ chức tín dụng thua lỗ, nợ xấu cao, âm vốn chủ sở hữu, chất lượng tài sản thấp là tất yếu. Còn những ngân hàng lớn - nhỏ hoạt động tốt, khoẻ mạnh, kinh doanh chưa bao giờ lỗ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, nợ xấu thấp sẽ tham gia hợp nhất, sáp nhập bởi đây là chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tâm tư đòi hỏi giải quyết linh hoạt, thỏa đáng.

Nhỏ khác yếu kém

Các ngân hàng lớn có không ít trăn trở khi nhận sáp nhập ngân hàng nhỏ. Họ chuẩn bị đi qua thời kỳ khó khăn, bước vào vùng tăng trưởng mới và không muốn bị níu kéo bởi khoảng thời gian có thể mất mát cho việc hợp nhất với một ngân hàng nhỏ hơn. Tuy nhiên, họ không thể đứng ngoài công cuộc tái cơ cấu. Giữa hai lựa chọn một bên là ngân hàng yếu kém như OceanBank (Ngân hàng TMCP Đại Dương); Ngân hàng TMCP Xây dựng; Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank); Ngân hàng TMCP Phương Nam... và bên kia là các ngân hàng khỏe mạnh, chỉ quy mô nhỏ như Sài Gòn Công thương Ngân hàng (SaigonBank); Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB); Ngân hàng TMCP Mê Kông... họ sẽ chọn đồng nghiệp nhóm hai.

Để khích lệ các ngân hàng lớn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục cam kết, sau khi tái khẳng định các “ông lớn” không hề mất mát gì, đưa ra cơ chế chính sách, đảm bảo để các ngân hàng không bị thua thiệt. Thậm chí NHNN còn cho rằng sáp nhập sẽ giúp các ngân hàng lớn mở rộng mạng lưới khi mà mỗi ngân hàng nhỏ đều có 30-50 chi nhánh, phòng giao dịch.

... đọc tiếp tại đây

Hải Lý

tbktsg