Khi con nợ mua chủ nợ

Khi con nợ mua chủ nợ

Bài này phân tích lại thực trạng sở hữu chéo cũng như những hệ lụy của nó nhưng ở một góc nhìn khác - góc nhìn của con nợ khi nó mua và giành quyền kiểm soát chủ nợ đang ốm yếu và cần được tái cấu trúc.

Việc tái cấu trúc ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành song song với tiến trình xử lý nợ xấu. Điều này là cần thiết và thực tế cũng đã thu được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách mà chúng ta làm đang dẫn đến một rủi ro khác, đó là hiện tượng con nợ mua luôn chủ nợ mà hệ quả là quyền của chủ nợ bị vô hiệu hóa trong khi nảy sinh thêm dạng thức sở hữu chéo mới phức tạp hơn.

Về phương diện lý thuyết, dạng sở hữu chéo đơn giản nhất là A sở hữu B và B cũng sở hữu trở lại A. Thực tế sở hữu chéo không đơn giản và “lộ liễu” như vậy mà thay vào đó là các liên kết sở hữu gián tiếp thông qua nhiều chủ thể trung gian, thậm chí thay quan hệ sở hữu (ownership) thành quan hệ tài trợ (financing). Chẳng hạn A sở hữu B nhưng B không trực tiếp sở hữu A mà lại sở hữu C, đến lượt mình C mới sở hữu A. Dạng sở hữu này được gọi là sở hữu xoay vòng (circular ownership).

Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có một dạng quan hệ sở hữu được biến tướng thành quan hệ tài trợ nợ (debt financing) hết sức tinh vi mà cơ quan chức năng không dễ phát hiện. Đó là khi, ngân hàng A cho B vay, rồi B dùng tiền vay này sở hữu trực tiếp ngược trở lại A, hoặc gián tiếp sở hữu A thông qua sở hữu một vài chủ thể trung gian nào đó.

Nếu bạn nợ ngân hàng 100 bảng, bạn có vấn đề; nhưng nếu bạn nợ ngân hàng một triệu bảng, ngân hàng có vấn đề.

J. M. Keynes

Ở Việt Nam, sở hữu chéo một phần cũng được hình thành từ những yêu cầu tăng vốn pháp định trước đây của NHNN mà chúng tôi đã có nhiều dịp phân tích trong các nghiên cứu và bài viết chính sách của mình. Ngoài ra, sở hữu chéo còn được hình thành trong nhiều bối cảnh khác nữa, thậm chí trong nỗ lực tái cấu trúc ngân hàng và xóa bỏ sở hữu chéo hiện nay, vô hình trung lại đang tạo ra những tình huống sở hữu chéo mới.

Như chúng ta biết, về mặt danh nghĩa, việc A cho B vay không làm phát sinh quan hệ sở hữu (A không sở hữu B mà là chủ nợ của B) nhưng bản chất kinh tế thì A vẫn có quan hệ sở hữu B hoặc tựa như sở hữu B (quasi-ownership), bởi vì A vẫn có thể ảnh hưởng hoặc thậm chí chi phối một số quyết định của B.

... đọc tiếp tại đây

Đỗ Thiên Anh Tuấn

tbktsg