Câu chuyện về lãi suất trong hai dự luật...

Câu chuyện về lãi suất trong hai dự luật...

Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đang có sự thay đổi “cách nhìn” về vấn đề lãi suất trong các giao dịch của tổ chức, cá nhân.

Lãi suất cơ sở là lãi suất nào?

Bộ luật Dân sự hiện hành và dự luật (sửa đổi) đều đề cao nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các cá nhân, tổ chức trong giao dịch dân sự (điều 4). Nhưng, sự tự do, tự nguyện đó lại được đặt trong “khuôn khổ” khác nhau...

Theo luật hiện hành (điều 476), lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đối với loại cho vay tương ứng. Cho rằng “khuôn khổ” lãi suất trần 150% này hơi hẹp nên dự luật nới lên 200%; đồng thời “chốt lại” trách nhiệm của các bên một cách rõ ràng là, trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá giới hạn 200% thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự luật của các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp vừa công bố cho thấy không có sự “phản đối” trong việc nới rộng “khuôn khổ” từ 150% lên 200% nhưng lại có ý kiến trái ngược nhau về cách chọn mức lãi suất làm lãi suất cơ bản để làm cơ sở xác định lãi suất vượt trần.

“Phe” bảo vệ dự luật cho rằng quy định mức lãi suất trần dựa trên lãi suất cơ bản do nhnn công bố là để tạo ra sự thống nhất về xác định lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, ngăn ngừa việc cho vay nặng lãi; việc công bố lãi suất cơ bản do NHNN thực hiện đã được quy định tại Luật NHNN Việt Nam (điều 12).

Tuy nhiên, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp lại đề nghị quy định mức lãi suất trần cụ thể ngay trong dự luật (nhưng chỉ áp dụng đối với giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng; hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành); đồng thời, quy định nguyên tắc, thẩm quyền thay đổi mức lãi suất cụ thể này khi cần thiết.

... đọc tiếp tại đây

Quang Chung

tbktsg