PMI tháng 9 giảm sút lần đầu tiên trong 25 tháng

PMI tháng 9 giảm sút lần đầu tiên trong 25 tháng

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Nikkei Việt Nam (Purchasing Managers’ Index - PMI) – chỉ số tổng hợp về tình trạng ngành sản xuất - đã giảm xuống dưới mốc 50.0 và ở mức 49.5 (từ mức 51.3 điểm trong tháng 8).

Mức giảm sút nhẹ này đã kết thúc thời kỳ hai năm khi tình trạng của lĩnh vực sản xuất đã liên tục được cải thiện.

Giai đoạn cuối quý 3 năm 2015 cho thấy sự suy giảm về các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm. Trong khi đó, giá nhiên liệu giảm dẫn đến chi phí đầu vào tổng thể giảm, vì vậy dẫn tới việc các công ty giảm chi phí cho khách hàng bằng cách giảm giá đầu ra.

Mức giảm sút nhẹ này đã kết thúc thời kỳ hai năm khi tình trạng của lĩnh vực sản xuất đã liên tục được cải thiện.

Số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm lần đầu tiên trong hơn một năm vào tháng 9 khi các điều kiện thị trường xấu đi với tốc độ giảm nhẹ.

Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ tư liên tiếp, và với tốc độ nhanh thứ nhì trong lịch sử của chỉ số này. Việc giảm số lượng đơn đặt hàng mới đã góp phần làm giảm nhẹ sản lượng sản xuất, xảy ra lần đầu tiên trong hai năm. Việc hoàn thành các dự án cũng được coi là nhân tố dẫn đến giảm hoạt động sản xuất.

Mặc dù sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các xí nghiệp vẫn tiếp tục tăng số lượng việc làm trong tháng 9. Tuy nhiên, tốc độ tạo việc làm còn khiêm tốn, và là yếu tố chậm nhất trong ba tháng gần đây.

Dữ liệu mới nhất chỉ ra sự sụt giảm mạnh với tốc độ tăng nhanh của giá cả đầu vào trong lĩnh vực sản xuất, chủ yếu do chi phí nhiêu liệu giảm gây ảnh hưởng lớn hơn so với mức ảnh hưởng lạm phát của một đồng tiền yếu. Mức giảm giá cả đầu vào đạt mức giảm nhanh thứ nhì trong lịch sử của chỉ số này, chỉ thấp hơn mức của tháng 1. Với mức giảm mạnh của chi phí đầu vào, các nhà sản xuất tiếp tục giảm giá đầu ra. Hơn nữa, tốc độ giảm đã tăng lên trong ba tháng liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2012.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, đại diện công ty khảo sát cho biết: "Sau khi tăng trưởng chậm lại trong những tháng gần đây, tình hình đã trở nên xấu hơn trong tháng 9 khi lĩnh vực sản xuất của Việt Nam bị giảm sút cả về số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng. Nhu cầu yếu trong khu vực chứng tỏ rằng đang có tác động tiêu cực nhiều hơn lên các nhà sản xuất địa phương trong thời gian tới, và dữ liệu mới nhất trái ngược hẳn so với mức tăng mạnh được ghi nhận trong những tháng đầu năm. Một điểm tích cực trong kỳ khảo sát PMI mới nhất là việc làm tiếp tục tăng, mặc dù tình trạng này có thể thay đổi trong những tháng tới nếu sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục xu hướng giảm. Một điểm đáng quan tâm khác là giá cả đầu vào đã giảm mạnh hơn khi một số công ty báo cáo chi phí nhiên liệu của họ giảm trong tháng".

Anh Đức