Sở GDCK Myanmar cần nhà đầu tư tổ chức

Sở GDCK Myanmar cần nhà đầu tư tổ chức

Sở GDCK Yangon (YSX) đang cần có các nhà đầu tư có kinh nghiệm và có quy mô lớn hơn để tiến hành giao dịch, đó là nhận định được đưa ra tại buổi thảo luận về thị trường vốn của Oxford Business Group (OBG) diễn ra hôm 05/05, các nguồn tin cho biết.

Kể từ khi chính thức khai trương sàn giao dịch chứng khoán hiện đại đầu tiên của Myanmar đến nay, nhà đầu tư cá nhân vẫn đang thống lĩnh thị trường này, họ chính là các nhà đầu tư cá nhân còn thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá tình hình tài chính của một công ty, phân tích dòng tiền mặt và xác định giá trị cổ phiếu hợp lý, các nguồn tin cho biết tại sự kiện diễn ra hôm 05/05.

Các nguồn tin cho rằng các nhà đầu tư tổ chức, chẳng hạn các ngân hàng hay các công ty chứng khoán thường tinh tế hơn, họ có khả năng đánh giá rủi ro tốt hơn và giao dịch với khối lượng lớn hơn. Đây chính là tầng lớp nhà đầu tư mà đang YSX cần.

Sau khi YSX chính thức khai chương hôm 09/12/2015, First Myanmar Investment (FMI) đã trở thành doanh nghiệp niêm yết đầu tiên với sự kiện lên sàn hôm 25/03. Với giá cổ phiếu ban đầu là 26,000 kyat/cp, chỉ không đầy một tuần sau khi lên sàn, giá FMI có lúc chạm mức kịch trần 41,000 kyat. Khối lượng giao dịch đã tăng vọt với hơn 140,000 cổ phiếu được chuyển nhượng hôm 29/03.

Tuy nhiên, thị trường đã tạm lắng khi khối lượng giao dịch chỉ còn hơn 6,000 cổ phiếu và đóng cửa tại mức giá 28.500 kyat/cp hôm 06/05.

Giám đốc Neville Daw của công ty Amara Investment Securities cho rằng một thị trường do các nhà đầu tư lẻ thống lĩnh có thể phát sinh rắc rối. Những nhà đầu tư này có thể coi việc đầu tư tương tự như một “ván bài”. Ông chia sẻ thêm rằng các công ty chứng khoán phải hướng dẫn khách hàng của mình những thực hành cơ bản như định giá cổ phiếu.

Giám đốc YSX, ông Thet Tun Oo cũng đồng ý với quan điểm trên, ông cho rằng có thể một số nhà đầu tư đã xem việc đầu tư như một “ván bài”. Ông chia sẻ, tuy nhiên, các quy định của YSX về hạn chế khối lượng giao dịch và sự biến động giá có thể ngăn chặn được hành vi giao dịch không trung thực.

Ông U Thet Tun Oo cho rằng nhà đầu tư nước ngoài chính là nguồn đầu tư tổ chức tiềm năng nhưng họ lại không được tham giao giao dịch cổ phiếu trên YSX. Một khi Đạo luật Doanh nghiệp của Myanmar được thông qua, có thể nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép tham gia thị trường, dù rằng sẽ có hàng loạt những hạn chế kèm theo.

CEO U Aung Thura của công ty Thura Swiss có trụ sở tại Myanmar, cho rằng sàn chứng khoán mới của nước này cần có một tầng lớp nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp. Thế nhưng, việc tìm kiếm “các ứng viên” tại thị trường trong nước dường như khó khăn quá.

Ông nói: “Các đối tượng thuộc lĩnh vực công và tư nhân như các công ty bảo hiểm hay các quỹ hưu trí có thể có tiềm năng đầu tư trên YSX, nhưng các công ty bảo hiểm tư nhân chỉ mới được thành lập trong năm 2013, họ còn thiếu nguồn vốn để thực hiện đầu tư.

Ông U Aung Thura cho biết thêm, gần đây khoảng 6 hoặc 7 công ty chứng khoán đã bắt đầu hoạt động. Những công ty được cấp phép làm đơn vị bảo lãnh được phép mua cổ phiếu để tự giao dịch nhưng đa số các công ty này lại chỉ thực hiện giao dịch cho khách hàng do một số công ty có ý định tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Ông U Zaw Lin Aung, Giám đốc của KBZ Stirling Coleman Securities, cho rằng các công ty chứng khoán đã và đang đợi thị trường thanh khoản hơn trước khi họ bắt đầu đầu tư.

Ông nói: “Chúng tôi vẫn đang đợi do nhu cầu dường như còn thấp ở thời điểm này”.

Các nguồn tin đang kỳ vọng khối lượng giao dịch trên YSX sẽ tăng lên khi công ty Myanmar Thilawa SEZ Holdings Public Ltd (MTSH) lên sàn trong tháng 5. Được biết, hôm 06/05 công ty này đã được phê duyệt kế hoạch niêm yết. MTSH sẽ là doanh nghiệp niêm yết thứ 2 trên YSX. Theo thời báo Myanmar Times, lịch trình niêm yết của MTSH dự kiến diễn ra vào 20/05.

Một quan chức của Ủy ban Chứng khoán Myanmar (SEC) cho biết ông đang hy vọng sẽ có từ 10 công ty trở lên có thể niêm yết trên YSX trong năm nay. Ông cho biết hiện có 4 công ty đã bắt tay vào chuẩn bị cho quá trình niêm yết và lưu ý rằng các công ty công khác có thể đang nộp đơn xin phép.

Được biết, trong tháng 5, Cục Quản lý Doanh nghiệp và Đầu tư Myanmar vừa liệt kê danh sách có khoảng 200 công ty tại Myanmar. Ông U Thet Tun Oo tiết lộ, một thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) mới đang trong quá trình triển khai nhằm mục đích chuyển các công ty không đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết trên YSX để thực hiện giao dịch trên thị trường OTC mới này./.