Tái cơ cấu ngành ngân hàng: Đến lúc cần có nhà đầu tư nước ngoài

Tái cơ cấu ngành ngân hàng: Đến lúc cần có nhà đầu tư nước ngoài

“Trong giai đoạn cải cách mạnh mẽ sắp tới, tôi mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu cùng các ngân hàng trong nước”, tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Lê Minh Hưng đã bày tỏ như thế tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á lần thứ 17 vừa qua diễn ra ở Hà Nội.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu cùng các ngân hàng trong nước. Ảnh minh họa: TL

Liệu đã đến lúc nhà đầu tư nước ngoài vào cuộc tái cơ cấu ngành ngân hàng?

Các ngân hàng Việt Nam có gì hấp dẫn?

Các nhà đầu tư ngoại đương nhiên sẽ so sánh lợi ích giữa việc thành lập một ngân hàng mới 100% vốn nước ngoài và việc tham gia tái cơ cấu, mua lại ngân hàng trong nước vốn đang gặp vấn đề rất lớn về nợ xấu và sức mạnh tài chính.

Mặc dù NHNN đã cho phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhưng việc xin giấy phép luôn mất thời gian với nhiều thủ tục, nhất là khi NHNN gần đây đang muốn thu hẹp số lượng ngân hàng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của từng ngân hàng thay vì phát triển về số lượng. Rõ ràng bài toán chi phí thời gian xin giấy phép là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài phải nghĩ đến.

Nếu thành lập một ngân hàng hoàn toàn mới, việc phát triển mạng lưới phải bắt đầu từ đầu, tốn nhiều thời gian mà chưa chắc đảm bảo được hiệu quả. Trong khi đó, nếu tham gia tái cơ cấu một ngân hàng trong nước bằng cách góp vốn hoặc mua đứt thì các nhà đầu tư ngoại có thể tận dụng mạng lưới và cơ sở khách hàng sẵn có khá hấp dẫn, mà các ngân hàng trong nước đã tốn công xây dựng trong hàng chục năm qua. Ngoài ra, với bộ máy nhân lực sẵn có của các ngân hàng trong nước thì các nhà đầu tư ngoại sẽ dễ dàng tiếp cận văn hóa người Việt và đáp ứng những nhu cầu đặc thù mang tính địa phương hơn.

Xem tiếp tại đây...

Thụy Lê

tbktsg