Thế giới đã đón nhận Brexit như thế nào?

Thế giới đã đón nhận Brexit như thế nào?

"Brexit" hay nói cách khác là quyết định đưa nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), đã được 52% cử tri của đất nước này bỏ phiếu đồng ý sau cuộc trưng cầu dân ý ngày thứ Năm (23/06). Hãy xem thị trường tài chính đón nhận thông tin này như thế nào.

Nguồn: Bloomberg

Sau khi việc kiểm phiếu tại địa điểm cuối cùng kết thúc, thông báo được phát đi lúc 07:00 AM theo giờ London cho biết, phương án "Leave" hay nói cách khác là quyết định rời khỏi EU đã nhận được sự đồng ý của 52% số cử tri tham gia trưng cầu dân ý.

Thủ tướng Anh, David Cameron đã cảnh báo "Brexit" có thể đưa quốc gia này vào một cuộc khủng hoảng trong ngắn hạn, trong khi JPMorganHSBC cho biết kết quả này có thể khiến hai tập đoàn tài chính này phải chuyển hàng ngàn việc làm ra khỏi London. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P cho rằng, vương quốc Anh sẽ mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA sau quyết định này.

Và đây là một số thông tin nổi bật về thị trường tài chính toàn cầu sau kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh.

  • Tỷ giá giữa đồng Bảng Anh và USD đã giảm hơn 11% xuống mức 1.3229 USD - 1 Pound, mức thấp nhất kể từ năm 1985.
  • Đồng Yên của Nhật Bản tăng 3.3% lên 102.69 đơn vị đổi 1 USD, sau khi đã vượt mốc 100 lần đầu tiên kể từ năm 2013.
  • Chỉ số Topix của thị trường Nhật Bản dẫn đầu đà giảm của thị trường chứng khoán Châu Á với mức giảm hơn 7%.
  • 2 chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán ANh là FTSE 100 và Stoxx Europe giảm lần lượt 6.7% và 8.2%.
  • Chỉ số tương lai của S&P 500 đánh mất 5.1%.
  • Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm 29 điểm cơ bản xuống còn 1.46%, mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ 2009.
  • Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York (WTI) mất 5.1% còn 47.56 USD/thùng, mức sụt giảm cao nhất kể từ tháng 02/2016.
  • Vàng tăng 8.1% lên 1,358.54 USD/oz, cao nhất kể từ tháng 03/2014.
  • Đồng Rand (ZAR) của Nam Phi giảm 7.1% so với USD và xuống mức thấp kỷ lục so với đồng Yen.
  • Chỉ số iTraxx Asia về các hợp đồng hoán đổi tín dụng tăng mạnh nhất trong 3 tháng gần đây.

Đồng Bảng Anh mất 8.4% vào lúc 08h05 theo giờ London. Mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ lần giảm kỷ lục 4.1% vào năm 1992 khi đồng tiền của Vương quốc Anh bị buộc ra khỏi cơ chế hối đoái của Liên minh Châu Âu.

Đồng Euro giảm 3.1%, trong khi các đồng tiền của Na Uy, Thụy Điển và Thổ Nhị Kỳ thậm chí còn giảm mạnh hơn. Đồng Yên của Nhật tăng mạnh so với đồng USD mạnh nhất kể từ năm 1998.

Đối với các thị trường chứng khoán, chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 4.3%. Cổ phiếu của Tập đoàn Bảo hiểm Prudential của Anh giảm 17%, Standard Chartered mất 7% trên sàn chứng khoán London. Cổ phiếu Glencore "bốc hơi" 11%.

Chỉ số Bloomberg Commodity giảm 1.5%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tháng qua. Dầu thô giảm 6.8% tại New York, trong khi đồng và nickel giảm hơn 2.5% tại London. Vàng tăng hơn 5.2%.

"Vàng sẽ là tài sản trú ẩn an toàn được ưa thích nếu quyết định rời khỏi EU của Anh được cử tri thông qua", Barnabas Gan, một nhà kinh tế của Chinese Banking. Chuyên gia này cũng dự báo vàng sẽ phục hồi vượt mốc 1,400 USD/oz nhờ thông tin này./.