Thiệt hại do nợ xấu nhìn từ một chi nhánh ngân hàng

Thiệt hại do nợ xấu nhìn từ một chi nhánh ngân hàng

Cách đưa tin của một số báo về mối quan hệ giữa nợ xấu - chi phí dự phòng - lợi nhuận dễ khiến người đọc nhầm tưởng rằng cứ mỗi khi phát sinh nợ xấu thì ngân hàng phải trích chi phí dự phòng cụ thể, hoặc chỉ cần trích chi phí dự phòng cụ thể là đã “dự phòng” hết thiệt hại. Thực ra chi phí dự phòng chỉ là phần nổi trong báo cáo tài chính của ngân hàng. Nợ xấu còn gây ra nhiều thiệt hại to lớn và dai dẳng khác mà dưới góc nhìn một chi nhánh sẽ thấy rõ ràng hơn.

Ảnh minh họa.

Thoái thu lãi có thể làm chi nhánh lỗ chứ chưa cần trích lập dự phòng cụ thể

Đối với một khoản nợ quá hạn, việc trích chi phí dự phòng ít hay nhiều còn tùy thuộc vào nhóm nợ và giá trị tài sản đảm bảo. Cũng có khi giá trị tài sản đảm bảo quá lớn thì dù khoản nợ đã ở nhóm 3, nhóm 4 nhưng cũng chưa cần trích chi phí dự phòng. Tuy nhiên, có một khoản “chi phí” phải được ghi nhận ngay khi một khoản nợ chuyển thành nợ quá hạn - đó là lãi dự thu. Lãi dự thu là số lãi mà ngân hàng đã ghi nhận vào thu nhập của các kỳ kế toán trước nhưng thực tế chưa thu được và theo quy định thì khi khoản nợ được xác định là quá hạn, số lãi dự thu này phải được xuất toán, tức được trừ trực tiếp vào chỉ tiêu “thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự” trên báo cáo lãi lỗ. Bút toán này được gọi nôm na là “thoái thu lãi”.

Nếu ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định (nghĩa là chuyển khoản nợ sang nhóm 2 ngay khi nó quá hạn gốc hoặc lãi 10 ngày) thì số lãi phải thoái thu không lớn. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ là có rất nhiều khoản nợ mặc dù quá hạn từ lâu nhưng vẫn được phân loại ở nhóm 1 và ghi nhận lãi dự thu đều đặn hàng tháng. Hậu quả là đến lúc chuyển nhóm thành nợ quá hạn thì số lãi dự thu của khoản nợ đó đã dồn tích thành một con số rất lớn và có thể làm cho một chi nhánh lỗ ngay lập tức

Xem thêm tại đây

Phong Hiếu

TBKTSG