Tiền chệch hướng

Tiền chệch hướng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số bán lẻ tháng 7-2016 sau khi trừ đi yếu tố lạm phát chỉ tăng 7,4%, thấp nhất kể từ đầu năm 2015. Nếu tính cả lạm phát, tăng trưởng bán lẻ cũng chỉ đạt 9,4%, mức gần thấp nhất trong nhiều năm. Sức mua của người dân tiếp tục là vấn đề lớn của nền kinh tế hay nói các khác, sức cầu thấp đang tác động đến tăng trưởng GDP.

Đến cuối tháng 7-2016, tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng đã tăng gần 10% so với cuối năm 2015. Ảnh: TUỆ DOANH

Khảo sát của Công ty Nielsen trong quí 2 năm nay còn chỉ ra người Việt đang trụ vững trong bảng xếp hạng tiết kiệm cao nhất thế giới. Hơn 76% trong số người khảo sát bởi Nielsen cho biết họ sẽ dành tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm, tức bỏ vào ngân hàng.

Kết quả là đến cuối tháng 7-2016, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng đã tăng gần 10% so với cuối năm ngoái, cao hơn cả tốc độ tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán cùng thời gian trên là 9,45%. Tính về con số tuyệt đối, tổng phương tiện thanh toán lớn hơn so với tổng vốn huy động của ngân hàng. Tuy nhiên đặt hai tỷ lệ tăng trưởng này cạnh nhau, có thể dễ dàng hình dung tiền đưa vào lưu thông để kích cầu kinh tế đã chảy hầu hết vào ngân hàng. Như một định chế trung gian, tiền vào ngân hàng phải được phân bổ trở lại doanh nghiệp, nhưng đằng này nó lại được sử dụng để “đỡ” nợ xấu.

Tiền đang không đi đúng hướng cần thiết để hỗ trợ GDP, đó là thực tế không thể không nói đến. Vấn đề là nắn dòng tiền thế nào đây khi nợ xấu vẫn còn đó. Giờ là thời điểm phải áp dụng những biện pháp “đau như dao cắt” để vừa có thể giải quyết các điểm nóng tổ chức tín dụng yếu kém, vừa hạ mặt bằng lãi suất, nắn tiền chảy vào nơi cần. Biện pháp ấy gói gọn trong một vài từ: hạn mức huy động vốn.

Hiện tại quy định cho phép các ngân hàng được phép huy động gấp 20 lần vốn tự có. Vốn tự có thường gồm vốn điều lệ, các quỹ, trong đó có thặng dư vốn cổ phần. Giả sử một ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng, vốn tự có 4.000 tỉ đồng, được huy động tới 80.000 tỉ đồng từ dân cư, doanh nghiệp. Tỷ lệ này vô cùng lớn và nó là một trong số nhiều nguyên nhân gián tiếp gây ra nợ xấu.

Lấy gì để đảm bảo một ngân hàng có 1 đồng vốn tự có, được huy động tới 20 đồng từ dân cư và kinh doanh hiệu quả, đảm bảo không làm mất vốn của người gửi tiền khi mà tỷ lệ nợ xấu thực sự của cả hệ thống, như số liệu của Trung tâm Nghiên cứu BIDV công bố tháng 4-2016, khoảng 10-11% tổng dư nợ? Nếu chúng ta minh bạch và công khai, dám nhìn thẳng vào nợ xấu, nhiều ngân hàng hiện nay đã âm vốn tự có, tức không đủ khả năng, năng lực để thực hiện chức năng huy động vốn.

... đọc tiếp tại đây

tbktsg