2 tháng đã trôi qua, kế hoạch Brexit vẫn là một ẩn số

2 tháng đã trôi qua, kế hoạch Brexit vẫn là một ẩn số

Chính xác điều gì đang xảy ra với Brexit?

Đã hơn 2 tháng trôi qua kể từ khi Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), nhưng Chính phủ nước này vẫn chưa hé lộ bất cứ chi tiết nào về cách họ lập kế hoạch để định hình lại các mối quan hệ với đối tác thương mại quan trọng nhất của mình, CNN Money đưa tin.

 

Trong ngày thứ Hai, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà đã xác định được “thỏa thuận tốt nhất có thể” cho Anh, nhưng cũng cảnh báo kinh tế nước này vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Phương châm “Brexit là Brexit” của bà May không nói lên được nhiều điều. Khẩu hiệu này được đưa ra nhằm trấn an những người bỏ phiếu rời khỏi EU rằng bà May sẽ không cố gắng đảo ngược kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/06 dù bà là người ủng hộ Anh ở lại EU.

Dưới đây là những điều mà CNN Money biết được về kế hoạch Brexit của Anh:

‘Mô hình Bespoke’

Bà May cho biết Anh sẽ không rập khuôn theo các thỏa thuận giữa EU và các nước như Na Uy và Thụy Sĩ. Các nước này được hưởng đặc quyền tiếp cận thị trường EU, đổi lại họ chỉ cần chấp nhận điều khoản tự do di chuyển của các công dân EU qua biên giới nước mình và trả vào ngân sách EU.

Theo bà May, Anh sẽ tìm kiếm một “thỏa thuận bespoke”. Bà nói rõ rằng việc tự do di chuyển sẽ không được phép tiếp tục diễn ra.

Thế nhưng, Thủ tướng Anh thậm chí còn không tiết lộ thời điểm bà sẽ chính thức khởi động quá trình rút khỏi EU, bà chỉ cho biết điều đó sẽ không thể thực hiện được trong năm nay.

Đám phán thương mại Tricky

Anh đang hy vọng sử dụng Brexit như là một bàn đạp để tiến đến đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do mới trên toàn cầu. Thế nhưng, có vẻ như điều này sẽ không thể thuận buồm xuôi gió.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc, bà May cho biết một số nước như Hàn Quốc, Mexico và Singapore đã bày tỏ mong muốn sẵn sàng hợp tác với Anh.

Tuy nhiên, những quốc gia này chiếm một phần rất nhỏ trong hoạt động thương mại của Anh. Trong khi đó, những đối tác thương mại lớn nhất của Anh bày tỏ mối quan ngại về việc nước này vừa rời khỏi một thị trường lớn nhất thế giới.

Nhật Bản cho rằng việc Anh trở thành một thị trường đơn nhất có thể khiến các công ty của nước này rút khỏi Anh. Trong khi Tổng thống Mỹ Obama cho biết ưu tiên của chính quyền ông đang điều hành là hoàn tất một thỏa thuận thương mại với EU chứ không phải là một thỏa thuận với Anh.

Thất hứa

Trở lại với 2 lời cam kết cho chiến dịch ủng hộ Brexit hôm thứ Hai: thứ nhất, Anh sẽ hạn chế nhập cư bằng cách sử dụng điểm số để “đếm đầu người”, và thứ hai là việc rời khỏi EU sẽ đem lại nhiều ngân sách hơn cho Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).

Người phát ngôn của bà May cho hay “đã nhiều lần trong quá khứ, hệ thống điểm số (cho người nhập cư) không hoạt động và không phải là một lựa chọn”.

Bà cũng phủ nhận cam kết gia tăng ngân sách y tế lên 100 triệu bảng Anh một tuần. Lời hứa tăng ngân sách cho y tế là trung tâm của chiến dịch Brexit.

Mặc dù bà May không tham gia chiến dịch, nhưng một số bộ trưởng quan trọng của bà, bao gồm cả Ngoại trưởng Boris Johnson, thì có.

Kinh tế vẫn trên đà phục hồi mạnh

Cho đến nay, kinh tế Anh vẫn chưa cho thấy dấu hiệu suy sụp hậu Brexit. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã cắt giảm lãi suất và phục hồi chương trình kích thích kinh tế của họ, còn bà May ra dấu bà sẽ nới lỏng các chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm thúc đẩy nền kinh tế.

Đồng bảng Anh đang giao dịch quanh mức 1.33 USD, thấp hơn 11% so với mức giá đạt được tại ngày trưng cầu dân ý. Thế nhưng, thị trường chứng khoán đã tăng trở lại, bán lẻ đang tăng mạnh và thất nghiệp trong tháng 7 đã giảm.

Niềm tin vào lĩnh vực dịch vụ cũng đã phục hồi trong tháng 8 vừa qua, sau đà giảm mạnh trong tháng 7./.