Tránh thuế qua ngõ Ireland

Tránh thuế qua ngõ Ireland

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn, tập đoàn Apple và Ireland đang lớn tiếng phản đối phán quyết hôm 30/8 của Ủy ban châu Âu buộc Ireland phải truy thu 13 tỉ euro tiền thuế từ Apple. Phán quyết này xoáy vào cơ cấu doanh nghiệp đặc thù của Apple ở Ireland. Cơ cấu này khác về một khía cạnh quan trọng so với hình thức “double Irish” được hầu hết các công ty đa quốc gia khác áp dụng, dù lợi ích về thuế chẳng khác gì nhau.

Trước tiên xin nói sơ qua mẹo “double Irish”, hiểu nôm na là tránh thuế qua ngõ Ireland hai lần. Gọi như vậy là do mẹo tránh thuế này cần có hai công ty Ireland. Các công ty đa quốc gia của Mỹ ở Ireland thường dùng các công ty con đăng ký ở Ireland để ghi nhận doanh thu từ khắp châu Âu, và có khi từ những nơi khác. Họ làm như vậy theo một cách giúp phần lớn lợi nhuận tránh được thuế doanh nghiệp Ireland, mà thuế suất đã thuộc hàng thấp nhất thế giới, chỉ có 12.5%.

Hầu hết các công ty đa quốc gia vận dụng “double Irish” như sau. Họ lập một công ty đăng ký ở Ireland nhưng đăng ký đóng thuế ở nơi khác, thường là ở một nơi tránh thuế (tax haven) như Bahamas hay quần đảo Cayman. Công ty này “nắm giữ” quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh thu ở châu Âu. Nói cách khác, nó có một tài sản đại diện cho tất cả mọi hoạt động nghiên cứu và phát triển, và tiếp thị đã được thực hiện trên bất cứ sản phẩm nào có liên quan.

Công ty đa quốc gia này có một công ty thứ hai ở Ireland ghi nhận doanh thu từ khắp châu Âu. Công ty thứ hai này trả cho công ty thứ nhất tiền bản quyền sở hữu trí tuệ. Khoản này thường chiếm một phần lớn trong doanh thu, nên lợi nhuận do công ty thứ hai khai thuế (công ty này đăng ký đóng thuế ở Ireland) thường thấp, và phần lớn tiền lời dồn về công ty đăng ký đóng thuế ở hải ngoại. Nhờ vậy, các công ty Mỹ đã giữ được số lợi nhuận khổng lồ ở hải ngoại, và khỏi chuyển về Mỹ để tránh bị thuế 35%.

Theo một báo cáo hồi tháng 3 của Tổ chức Công dân vì công bằng thuế (Mỹ), tất cả các công ty Mỹ trong danh sách Fortune 500 tránh được tới 695 tỉ đô la tiền thuế liên bang nhờ giữ các khoản lợi nhuận “tái đầu tư vĩnh viễn” tổng cộng 2,400 tỉ đô la ở hải ngoại. Trong các báo cáo tài chính thường niên mới nhất của họ, 27 trong số những công ty này cho biết họ đóng thuế doanh nghiệp ở mức 10% hoặc thấp hơn tại những nước mà các khoản lợi nhuận đó được lưu giữ chính thức.

Cơ cấu của Apple hơi khác với thông lệ. Phán quyết của Ủy ban châu Âu đề cập tới hai công ty Apple Sales International và Apple Operations Europe. Nhưng, khác với hầu hết các công ty đa quốc gia khác, Apple không đặt quyền sở hữu trí tuệ của mình cho châu Âu và các thị trường khác ngoài Mỹ trong một công ty riêng biệt.

... đọc tiếp tại đây