Trấn sông Hồng - Siêu dự án sẽ hồi sinh?

Trấn sông Hồng - Siêu dự án sẽ hồi sinh?

Trong nội dung Công văn số 9378/VP-ĐT ban hành ngày 12/10, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu sở, ngành liên quan, UBND quận Tây Hồ và Ba Đình thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến việc triển khai dự án Trấn Sông Hồng (Song Hong City) sau hơn 22 năm "đắp chiếu".

Phối cảnh một phần dự án Trấn Sông Hồng.

Công văn nêu rõ, xét ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5019/KH&ĐT-ĐTNN ngày 22/9/2016 về việc đôn đốc tháo gỡ dự án Trấn Sông Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng yêu cầu các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Ba Đình khẩn trương thực hiện phần nhiệm vụ đã được giao tại Văn bản số 7726/VP-ĐT ngày 1/9/2016 của Văn phòng UBND thành phố, gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện phần nhiệm vụ đã được giao; đôn đốc, tổng hợp ý kiến của các đơn vị; đề xuất, báo cáo UBND thành phố.

Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị UBND thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc thông báo chính thức cho nhà đầu tư các chỉ tiêu quy hoạch để lập lại dự án trên. Trường hợp quy mô dự án không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, để đảm bảo môi trường đầu tư đề nghị Sở Quy hoạch Kiến trúc giới thiệu cho nhà đầu tư địa điểm khác phù hợp với quy hoạch để nhà đầu tư lập dự án, báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định.

Được biết, dự án Trấn Sông Hồng được nhà đầu tư Singapore đề xuất xây dựng tại một mảnh đất ngoài đê khu vực An Dương từ năm 1994. Đơn vị này cũng thành lập Liên doanh CTCP Phát triển đô thị Trấn Sông Hồng để thực hiện dự án với vốn điều lệ lên đến 61,000,000 USD, được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 29/11/1994. Về dự án, tổng vốn đầu tư dự kiến khi đó là 240,000,000 USD, kế hoạch sẽ xây dựng một quần thể nhà ở, văn phòng thương mại, khách sạn, .../.