Trung Quốc tung tiền thâu tóm công nghệ thế giới

Trung Quốc tung tiền thâu tóm công nghệ thế giới

Trung Quốc gần đây đã có sự thay đổi chiến thuật trong mô hình đầu tư ra nước ngoài: sử dụng vốn nhà nước để thâu tóm các công ty công nghệ cao và những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mang tính biểu tượng của thế giới.

Trường hợp điển hình

Cuối năm 2015, cổ phiếu của Aixtron, một công ty công nghệ cao của Đức, đã tụt dốc thảm hại sau khi bị khách hủy bỏ đơn hàng lớn vào phút chót. Vị “khách” này đến từ Trung Quốc. Đến tháng 5 vừa qua, khi giá cổ phiếu của Aixtron vẫn chưa ngóc đầu lên được, một nhà đầu tư khác cũng đến từ... Trung Quốc đã đứng ra đàm phán để mua lại công ty.

Đây không phải là một vụ mua bán đơn giản. Các hồ sơ tài chính và nhiều bằng chứng cho thấy, có những mối quan hệ nhất định giữa các đối tượng là vị khách hủy đơn hàng, người mua lại Aixtron và nhà nước Trung Quốc.

“Trường hợp của Aixtron là một ví dụ rõ ràng cho thấy, đây không phải là thương vụ đầu tư thông thường” - Sebastian Heilmann, Chủ tịch Viện Mercator về nghiên cứu Trung Quốc, một công ty tư vấn có trụ sở tại Berlin, khẳng định. “Chúng ta thấy vốn của chính phủ (Trung Quốc) đứng trong hậu trường”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng thể hiện rõ ý định của họ là sử dụng vốn nhà nước để thâu tóm công nghệ nước ngoài và mang chúng về nhà. Hàng loạt vụ mua bán trong những năm gần đây đã nêu bật chiến lược đó. Điều này dẫn tới một câu hỏi là cần phải đối xử như thế nào với các vụ mua bán giữa các nhà đầu tư tư nhân thông thường và các vụ mua bán-sáp nhập (M&A) có bàn tay can thiệp của nhà nước?

Aixtron, một trong số các doanh nghiệp châu Âu có công nghệ tiên tiến, là một trường hợp nghiên cứu điển hình. Công ty này sử dụng hàng trăm kỹ sư có tay nghề cao và có kinh nghiệm lâu đời, chuyên chế tạo các công cụ tiên tiến cần thiết để sản xuất chất bán dẫn...

Đọc tiếp tại đây