Chứng khoán Tuần 14-18/11: Khối ngoại xả mạnh Bluechip

Chứng khoán Tuần 14-18/11: Khối ngoại xả mạnh Bluechip

Khối ngoại xả mạnh Bluechip đã kéo sắc đỏ về lại thị trường trong tuần qua. Ở chiều ngược lại, ROS và nhóm cổ phiếu Khai khoáng tiếp tục là cứu cánh của thị trường, tuy nhiên dòng tiền nóng cũng đã bắt đầu nguội dần trong các phiên cuối tuần.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 14/11 - 18/11/2016

Giao dịch: Các chỉ số thị trường giảm điểm trở lại trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần giảm 0.88% đứng tại 673.25 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 0.7% đang dừng ở 80.62 điểm.

Thanh khoản thị trường trên hai sàn diễn biến trái chiều. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 106.9 triệu đơn vị/phiên tăng 7.87% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX chỉ đạt 35.9 triệu cổ phiếu/phiên giảm mạnh 14.52%.

Lượng hàng bắt đáy ngày 09/11 về tới tài khoản đã khiến giao dịch thị trường gặp khó ngay trong phiên giao dịch đầu tuần. Áp lực bán tăng cao đặc biệt ở nhóm cổ phiếu Large Cap và Bluechip đã kéo thị trường giảm điểm khá sâu.

Sau phiên giảm điểm mạnh, giao dịch thị trường trở lại cân bằng trong các phiên giữa tuần. Sư phân hoá diễn ra khá mạnh ở các nhóm cổ phiếu kéo theo các chỉ số thị trường liên tục dao động tăng - giảm trong phiên với phạm vi khá hẹp.

Điểm đáng lưu ý là tâm lý giới đầu tư có phần e ngại hơn khi phần lớn các cổ phiếu dẫn dắt như VNM, VIC, MSN, VCB…đều nằm ở phía giảm điểm với giao dịch kém tích cực. Trong đó áp lực bán ròng từ khối ngoại được xem là nguyên nhân chính. Ở chiều ngược lại, ROS vẫn là tâm điểm của nhóm Large Cap khi duy trì sắc xanh tích cực.

Bên cạnh ROS, thì dòng tiền tiếp tục hướng về nhóm cổ phiếu hàng hoá như Khai khoáng (KSA, KHB, KSH, KSK, THT, TDN…) hay nhóm cao su (HAG, HNG, PHR…) nhờ sự phục hồi giá của các mặt hàng này trên thị trường thế giới.

Với tâm lý e ngại leo thang qua các phiên trong tuần thì không quá bất ngờ khi lực bán tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Lực bán tăng cao khiến VN-Index có lúc rớt mốc 670 điểm trong phiên. Dòng tiền nóng cũng bắt đầu chùn bước khi sắc đỏ chiếm ưu thế trở lại ở nhóm cổ phiếu Khai khoáng. Điểm tích cực là lực cầu đáy xuất hiện kịp thời về cuối phiên và giải cứu thị trường thoát khỏi phiên giảm điểm mạnh. ROS vẫn là cái tên được chú ý khi là bệ đỡ chính của thị trường, trong khi VNM, HPG, VCB, VIC…vẫn bị khối ngoại bán mạnh và kéo VN-Index chìm trong sắc đó.

Nhà đầu tư nước ngoài: bán ròng mạnh hơn 587 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ bán ròng trên HOSE với gần 574 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với gần 13 tỷ đồng. Lực bán ròng tập trung chủ yếu ở nhiều cổ phiếutrụ cột và Bluechip và tạo không ít khó khăn cho thị trường trong tuần qua

Trên HOSE, lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở VNM với 181 tỷ đồng; tiếp theo là VIC với 82.3 tỷ đồng, HPG với 60.7 tỷ đồng, FLC với 43.4 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã như CII với gần 51.3 tỷ đồng, tiếp theo là GAS với 16.3 tỷ đồng, HSG với 15 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở VCG với 15 tỷ đồng, KLF với 7.6 tỷ đồng và THT với 4.6 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở IVSHUT với 5.3 tỷ và 3.8 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là KSH tăng 38.35%, DRH tăng 21.11%, KSA tăng 17.75% và TLH tăng 16.1% và trên HNX là KHB với 20.00% và PHC với 18.82% và KSK với 18.18%.

KSH tăng 38.35%, KSA tăng 17.75%, KHB tăng 20.00% và KSK tăng 18.18%. Nhóm cổ phiếu ngành Khoáng sản (trừ khí đốt) tiếp tục trở thành tâm điểm thị trường trong tuần qua khi duy trì chuỗi tăng trần liên tục qua các phiên. Nhiều khả năng sự hồi phục tích cực của giá các hàng hoá như than, sắt… trên thị trường thế giới đã thúc đẩy dòng tiền đầu cơ hoạt động sôi nổi ở nhóm cổ phiếu này.

TLH tăng 16.1%. TLH tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ việc giá thép trên thị trường đã tăng nhẹ trở lại trong tháng 11. Bên cạnh đó, cần lưu ý thêm là KQKD 9T/2016 của TLH cũng ghi nhận những kết quả rất ấn tượng. Theo đó, doanh thu hợp nhất 9T/2016 đạt 2,864.5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận con số ấn tượng 340 tỷ đồng, gấp 24 lần so với cùng kỳ năm trước.        

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là TTF với 27.48% và trên HNX là FID với 25.93%, HKB với 22.22%.

TTF giảm 27.48%. TTF tiếp tục lao dốc trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ áp lực tháo hàng tăng cao sau thông tin cổ phiếu này có thể sẽ bị hủy niêm yết trên HOSE khi khoản lỗ lũy kế tính đến cuối quý 3/2016 đã vượt quá vốn điều lệ thực góp.   

FID giảm 25.93%, HKB giảm 22.22%. FID, HKBtiếp tục giảm giá mạnh trong tuần qua khi không đón nhận thêm thông tin mới liên quan đến HĐKD chính. Giới đầu tư vẫn đang đẩy mạnh tháo hàng ở các cổ phiếu này.Giá cổ phiếu của FID và HKB đã liên tục lao dốc trong thời gian qua.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA