Những trăn trở sau thất bại của TPP

Những trăn trở sau thất bại của TPP

Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô của Ngân hàng HSBC, Việt Nam là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều về thương mại trong khu vực với thị phần xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và Mỹ rất lớn. Thất bại của TPP đã dấy lên nguy cơ bảo hộ ngày càng tăng, gây áp lực cho các nhà xuất khẩu, theo đó nước ta cần phải cải cách để thoát khỏi sự mất cân bằng cấu trúc và đa dạng hóa rủi ro.

* TPP sẽ ra sao nếu không có Mỹ?

* Không có TPP thì còn RCEP

* TPP đã và đang thay đổi nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

* Hiệp định TPP vẫn rất đáng để 11 quốc gia theo đuổi!

Được biết, sự thất bại của Hiệp định TPP chắc chắn là một trở ngại cho Việt Nam, nhưng xét về khía cạnh khác thì vẫn dành cho Việt Nam nhiều tiềm năng tăng trưởng. Theo đó, nước ta vẫn còn năng lực cạnh tranh cao và tiếp tục được hưởng lợi từ việc Trung Quốc tăng chuỗi giá trị nhanh, dành nhiều cơ hội xuất khẩu có giá trị ở những ngành hàng thấp hơn cho các quốc gia khác mà trước đây hiếm cơ hội đạt được.

Xuất khẩu còn nhiều triển vọng

Chi phí gia tăng khiến Trung Quốc không còn là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với nhiều doanh nghiệp, và Việt Nam trở thành một đối thủ đáng gờm. Cùng với vị trí địa lý quan trọng chiến lược cho các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trên địa bàn Đông Nam Á, nước ta trở thành trung tâm xuất khẩu để tiếp cận các thị trường trong khối ASEAN. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại trong khu vực, đồng thời xuất khẩu cũng đóng vai trò chính của nhập khẩu. Thực tế cho thấy nhập khẩu thường vượt qua xuất khẩu, trừ một vài điểm phần trăm từ mức tăng trưởng GDP. Do đó, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh đóng vai trò quan trọng, khuyến khích các hoạt động trong nước, thúc đẩy đầu tư và giúp tạo ra thu nhập và tiêu thụ cao hơn.

Hình 1: Đóng góp vào tăng trưởng

Thất thoát sau Bầu cử tổng thống Mỹ

Sự kiện cuộc bầu cử với kết quả ông Donald Trump sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đang gia tăng nguy cơ hiện diện chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Mặc dù còn quá sớm để biết rõ những chính sách cụ thể mà chính quyền ông Trump sẽ theo đuổi, nhưng đối với các nước châu Á, nếu ông Trump thật sự làm những gì như đã hứa trong quá trình bầu cử thì rất đáng lo ngại. Một lập trường thương mại hạn chế hơn nữa của Mỹ có khả năng sẽ làm tổn thương hoạt động xuất khẩu và đầu tư ở những nước như Việt Nam – nhưng nơi mà Mỹ chiếm khoảng 1/5 doanh thu xuất khẩu của họ.

Được biết, Mỹ và Trung Quốc hiện là các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (theo thứ tự). Không cần phải nói, nếu như Mỹ bắt đầu giảm việc nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó chưa hết khi Trung Quốc cũng có thể cảm thấy gánh nặng của lập trường hạn chế thương mại của Mỹ. Nếu điều đó xảy ra, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu Việt Nam cũng sẽ giảm nhiều (đặc biệt là đối với các thành phần được sử dụng để tái xuất từ Trung Quốc đến Mỹ). Các tác động gián tiếp của chính sách thương mại hạn chế của Mỹ do đó cũng tạo một lực cản đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Biểu đồ 3: Phụ thuộc xuất khẩu theo quốc gia                 Biểu đồ 4: Thương mại với TQ và Mỹ

Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thương mại, thực tế là việc Hiệp định TPP không được thực hiện sẽ là một sự mất mát, nhưng đó chính là điều mà Việt Nam cần phải vượt qua dựa trên vị thế cạnh tranh ấn tượng của mình.

Được biết, đến nay Quốc hội đã thông qua 03 mục tiêu cải cách 2016-2020, liên quan đến đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các tổ chức tài chính.

Về mặt đầu tư công, Chính phủ được thiết lập để cải cách mạnh chi tiêu ngân sách, bảo đảm sự an toàn của đầu tư công và tình hình tài chính quốc gia.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, mục tiêu là làm cho quá trình cải cách diễn ra "nhanh hơn và mạnh mẽ hơn" bằng cách thực hiện quá trình cổ phần hóa (tư nhân hóa) thật sự minh bạch và phù hợp với cơ chế thị trường.

Các tổ chức tài chính sẽ tăng cường sức mạnh bằng cách đẩy nhanh tốc độ thoái vốn ở các khoản nợ xấu và có ít nhất 12 đến 15 ngân hàng thương mại phù hợp với các tiêu chuẩn Basel II.

* Tài liệu đính kèm

20161201_VNE_Trien vong kinh te Viet Nam thang 12 2016_PUBLIC.doc

Vietnam at a glance.pdf