Chứng khoán Tuần 16/01 - 20/01: Dòng tiền "nghỉ lễ"

Chứng khoán Tuần 16/01 - 20/01: Dòng tiền "nghỉ lễ"

Với thông tin hỗ trợ tích cực, nhóm cổ phiếu Ngân hàng trở thành tâm điểm giao dịch của thị trường trong tuần qua và có tác động tích cực lên xu hướng thị trường. Tuy vậy, thanh khoản thị trường lại sụt giảm khá mạnh. Nhiều khả năng giới đầu tư đang hạn chế giao dịch trước kỳ nghỉ lễ Tết âm lịch.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 16/01 - 20/01/2016

Giao dịch: Các chỉ số thị trường diễn biến trái chiều trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 0.18% đứng tại 686.26 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 0.12% đang dừng ở 83.24 điểm.

Thanh khoản thị trường trên cả hai sàn đồng loạt sụt giảm trong tuần qua. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE chỉ đạt 80.8 triệu đơn vị/phiên giảm 9.88% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 20.8 triệu cổ phiếu/phiên giảm 13.43%.

Với các tín hiệu giao dịch không mấy tích cực cuối tuần trước, không quá khó hiểu khi tâm lý giới đầu tư đã trở nên tiêu cực và kéo theo áp lực tháo hàng diễn ra khá mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần. Nhóm cổ phiếu Large Cap vẫn là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực nhất lên các chỉ số thị trường khi các đại diện nổi bật như GAS, SAB, BID, VIC, HPG, VNM, FPT… đều góp mặt ở phía giảm điểm.

Sau phiên giảm điểm mạnh đầu tuần, sắc xanh bất ngờ trở lại đầy hứng khởi trên các chỉ số thị trường trong phiên giao dịch ngày 17/01. Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định giảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) từ 9% xuống 8% cùng kế hoạch nới room ngoại tại một số ngân hàng đã thúc đẩy nhóm cổ phiếu Ngân hàng nổi sóng và trở thành tâm điểm của sắc xanh thị trường. Cộng hưởng với sự hưng phấn của nhóm Ngân hàng, các cổ phiếu Large Cap khác như SAB, ROS, BVH, FPT… cũng khởi sắc trở lại và giúp VN-Index bứt phá gần 7 điểm trong phiên giao dịch này.

Dù hồi phục mạnh, nhưng các tín hiệu giao dịch lại chưa có chuyển biến rõ rệt khi dòng tiền thông minh lại tiếp tục rút lui . Bên cạnh đó hoạt động bán khi thông tin thực xuất hiện cũng được kích hoạt ở nhóm cổ phiếu Ngân hàng đã khiến các chỉ số thị trường nhanh chóng đảo chiều giảm điểm trở lại ngay sau phiên bứt phá mạnh. Sự thận trọng của giới đầu tư cũng tăng cao hơn và khiến thanh khoản thị trường liên tục lao dốc trong các phiên giữa tuần.

Phiên giao dịch cuối tuần, sự trở lại của nhóm cổ phiếu Large Cap với VNM, GAS, CTG, BHN, BID, HPG… giúp sắc xanh hiện diện khá tích cực trên các chỉ số thị trường. Tuy vậy, điểm trừ là vẫn có khi sắc xanh tích cực vẫn chưa thể giúp giao dịch thị trường trở nên sôi động hơn khi thanh khoản dù cải thiện nhưng vẫn duy trì ở mức thấp. Nhiều khả năng việc thị trường bước vào kỳ nghỉ lễ đã khiến dòng tiền vào thị trường trở nên e dè hơn.

Với sự “thờ ơ” của dòng tiền, giao dịch của nhóm cổ phiếu Mid Cap, Small Cap và Micro Cap diễn ra khá trầm lắng trong tuần qua khi sắc đỏ và vàng là màu chủ đạo ở các nhóm cổ phiếu này. Tuy vậy, giao dịch ở các nhóm cổ phiếu này cũng không quá buồn chán nhờ sự hiện diện của dòng tiền đầu cơ đón đầu KQKD quý 4/2016 ở một vài nhóm cổ phiếu như nhóm ngành Nhựa với AAA, BMP…, nhóm cổ phiếu ngành Chăm sóc Sức khỏe với DHG, DCL , DMC… và một số cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu ngành Tôn thép như TLH, SMC, HSG

Nhà đầu tư nước ngoài: mua ròng hơn 121.67 tỷ đồng trên cả hai sàn (đã loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến). Trong đó, họ mua ròng trên HOSE với hơn 226.3 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với hơn 37.57 tỷ đồng. Nếu loại bỏ giao dịch thỏa thuận mua ròng đột biến từ TLG thì khối ngoại vẫn mua ròng hơn 84.1 tỷ đồng trên HOSE. Lực mua của khối ngoại trong tuần qua tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu Bluechip và trụ cột.

Trên HOSE, lực mua ròng tập trung mạnh nhất là ở VNM với 238.2 tỷ đồng (chủ yếu thông qua giao dịch thỏa thuận); tiếp theo là TLG với 142.8 tỷ đồng (chủ yếu thông qua giao dịch thỏa thuận), SAB với 45.4 tỷ đồng, CTD với 40.2 tỷ đồng… Về phía bán ròng là các mã như HPG với gần 99.3 tỷ đồng, tiếp theo là VIC với 94.3 tỷ đồng, GAS với 43.6 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở VHL với 40.5 tỷ đồng, VKC với 6.7 tỷ đồng và VND với 4.25 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở VNRLAS với 24.9 tỷ và 4.9 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là CTG tăng 7.83%, ATA tăng 19.30% và trên HNX là PIV với 40.22% và CTS với 14.06%.

CTG tăng 7.83%. CTG tăng mạnh trong tuần qua nhiều xuất phát từ các thông tin tích cực của ngành Ngân hàng được công bố. Cụ thể, (1) Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định giảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) từ 9% xuống 8% cùng (2) Kế hoạch nới room ngoại tại một số ngân hàng trong thời gian tới. CTG hiện đang là một trong những ngân hàng đã kín room khối ngoại và điều này càng khiến CTG trở nên hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác.

ATA tăng 19.30%. ATA tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ hoạt động bắt đáy sôi động của dòng tiền đầu cơ khi giá cổ phiếu này đã liên tục lao dốc trong thời gian qua.

PIV tăng 11.54%. PIV tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng giới đầu tư đã đẩy mạnh mua vào cổ phiếu này trước thông tin nhiều cổ đông nội bộ đăng ký mua vào gần 2.5 triệu cổ phiếu trong thời gian tới.

CTS tăng 14.06%. CTS tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ ăn theo “ làn sóng CTG” đã được kích hoạt ở cổ phiếu này trong tuần qua.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là KSH với 21.58% và HQC với 13.76%.

KSH giảm 21.58%. KSH giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ hoạt động chốt lời tăng cao của giới đầu tư khi cổ phiếu này đã liên tục tăng giá trong tuần trước.

HQC giảm 13.76%. HQC giảm mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Cổ phiếu này vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục rõ rệt sau khi đã liên tục lao dốc kể từ đầu tháng 12/2016.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA