Tập đoàn dầu lớn nhất thế giới vẫn định IPO vào năm 2018

Tập đoàn dầu lớn nhất thế giới vẫn định IPO vào năm 2018

Tập đoàn dầu lớn nhất thế giới, Saudi Aramco, vẫn đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), hãng tin CNNMoney cho hay.

“Chúng tôi vẫn dự định IPO trong năm 2018”, Giám đốc điều hành của Saudi Aramco, Amin Nasser, cho biết tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos.

* Công ty sản xuất dầu lớn nhất thế giới sẽ IPO trong năm 2018?

* “Ông trùm” dầu mỏ Saudi Arabia sắp có vụ IPO lớn nhất lịch sử

* Quy mô 'ngoại cỡ' của tập đoàn dầu lửa Saudi Aramco trước thềm IPO

* Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam

 

Ả-rập Xê-út đã công bố kế hoạch chào bán cổ phần của tập đoàn dầu khí Saudi Aramco trong năm 2016 khi Phó Hoàng thái tử Mohammed bin Salman tiết lộ chiến lược kinh tế mới.

Vương quốc này đã phải xem xét lại kế hoạch sau khi đà trượt dốc của giá dầu tạo ra một lỗ hổng lớn trong khả năng tài chính của quốc gia.

Nếu xảy ra, thì đợt IPO của Saudi Aramco có thể được xem là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử.

Các quan chức Ả-rập Xê-út cho biết họ kỳ vọng đợt IPO sẽ nâng giá trị của tập đoàn lên khoảng 2 ngàn tỷ USD. Nếu thị trường đồng ý, thì việc chỉ bán 5% cổ phần sẽ huy động được 100 tỷ USD, cao gấp 4 lần so với đợt IPO của Alibaba trong năm 2014.

Saudi Aramco cho biết tập đoàn vẫn còn dự trữ 261 tỷ thùng dầu, còn nhiều hơn cả dự trữ dầu của toàn bộ khu vực Bắc Mỹ cộng lại, qua đó đem lại cho Saudi Aramco nhiều nguồn lực để khai thác trong năm tới.

Ông Nasser cho biết: “Chúng tôi cảm thấy thoải mái với quy mô dự trữ cũng như phương thức để tính toán nguồn dự trữ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không gia tăng gấp đôi chương trình khai thác dầu nhằm chuẩn bị cho đợt IPO sắp tới”.

Saudi Aramco bơm khoảng 10.3 triệu thùng/ngày, cao gấp đôi so với đối thủ gần nhất là Rosneft, một nhà sản xuất dầu thuộc sở hữu của Chính phủ Nga. Tuy nhiên, sản lượng của Saudi Aramco chuẩn bị sụt giảm trong năm nay sau khi Ả-rập Xê-út và các nhà sản xuất khác đã nhất trí cắt giảm sản lượng trong tháng 12/2016 nhằm xoa dịu tình trạng dư cung toàn cầu. Sản lượng dầu thấp hơn có khả năng làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ả-rập Xê-út xuống 0.4% trong năm 2017, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết./.