Chứng khoán Tuần 06/02 - 10/02: Dòng tiền trở lại

Chứng khoán Tuần 06/02 - 10/02: Dòng tiền trở lại

Sự phân hóa của nhóm cổ phiếu Large Cap là nguyên nhân chính khiến giao dịch giằng co trở thành xu hướng chủ đạo trong tuần qua. Tuy vậy, giao dịch thị trường không quá buồn chán khi dòng tiền vào thị trường vẫn duy trì sự sôi động. Trong đó, nhóm cổ phiếu Mid Cap, Small Cap và Micro Cap trở thành điểm sáng khi đồng loạt nổi sóng về cuối tuần.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 06/02 - 10/02/2016

Giao dịch: Các chỉ số thị trường đồng loạt tăng điểm trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 0.49% đứng tại 703.78 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng mạnh 1.19% đang dừng ở 86.04 điểm.

Thanh khoản thị trường trên cả hai sàn đồng loạt gia tăng khá mạnh trong tuần qua. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 133.1 triệu đơn vị/phiên tăng 32.21% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 38.1 triệu cổ phiếu/phiên tăng mạnh 81.34%.

Việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ cùng áp lực chốt lời gia tăng trở lại đã khiến giao dịch thị trường liên tục gặp khó khăn trong tuần qua. Tuy vậy, nhờ sự sôi động của dòng tiền vào thị trường đã giúp các chỉ số thị trường không điều chỉnh quá sâu mà phần lớn chỉ giằng co trong biên độ hẹp quanh mốc 700 điểm.

Giao dịch ở nhóm cổ phiếu Large Cap với các cái tên quen thuộc như VNM, VCB, VIC, GAS, CTG, ROS, BHN, SAB… tiếp tục là tâm điểm của thị trường. Các mã này có tác động quyết định lên sự tăng/ giảm các chỉ số trong các phiên. Biến động sắc xanh/đỏ thường thay đổi nhanh chóng ở các mã này qua các phiên giao dịch. Trong đó, BHN là cổ phiếu nổi bật nhất khi áp lực điều chỉnh từ cổ phiếu này là nguyên nhân chính kìm hãm sự bứt phá của các chỉ số thị trường qua các phiên.

Trước sự thiếu đồng thuận của nhóm cổ phiếu Large Cap, nhóm cổ phiếu Mid Cap và Small Cap trở thành điểm sáng của thị trường khi trở thành đích ngắm của dòng tiền trong các phiên cuối tuần. KQKD quý 4/2016 được công bố với những con số lợi nhuận khả quan được xem là động lực cho chuỗi bứt phá ấn tượng của nhiều cổ phiếu như HBC, HAX, DPR, PHR, SMC, TRA, NKG, POM

Đáng chú ý, dòng tiền đầu cơ cũng đã đẩy mạnh hoạt động trở lại đặc biệt ở nhóm cổ phiếu nóng đã giảm mạnh thời gian gần đây như CDO, ATG, KSA, SGT, ANV

Nhà đầu tư nước ngoài: mua ròng hơn 83 tỷ đồng trên cả hai sàn (đã loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến). Trong đó, họ mua ròng trên HOSE với hơn 37.9 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với hơn 6.6 tỷ đồng. Nếu loại bỏ giao dịch thỏa thuận bán ròng đột biến từ RAL thì khối ngoại đã mua ròng hơn 76.5 tỷ đồng trên HOSE. Lực mua của khối ngoại trong tuần qua vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu Bluechip và trụ cột.

Trên HOSE, lực mua ròng tập trung mạnh nhất là ở VNM với 156.3 tỷ đồng; tiếp theo là NVL với 57.68 tỷ đồng, VCB với 41.47 tỷ đồng, SSI với 30.9 tỷ đồng…Về phía bán ròng là các mã như HSG với gần 58 tỷ đồng, tiếp theo là RAL với 40.34 tỷ đồng (chủ yếu thông qua giao dịch thỏa thuận), PAC với 30.5 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở SHB với 6 tỷ đồng, PLC với 2.85 tỷ đồng và VGC với 2.6 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở PGSVND với 6.15 tỷ và 5.5 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là CDO tăng 39.7%, ATG tăng 38.46%, POM tăng 39.15% và trên HNX là NHP với 34.62%.

CDO tăng 39.7% và ATG tăng 38.48%. CDO và ATG tiếp tục tăng mạnh trong tuần qua khi không đón nhận thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Hai cổ phiếu này vẫn đang nối dài chuỗi tăng trần liên tiếp kể từ đầu tháng 2 sau khi liên tục lao dốc trong thời gian dài trước đó.

POM tăng 39.15%. POM tăng mạnh trong tuần qua sau khi đón nhận thông tin tích cực liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Theo đó, dù doanh thu hợp nhất năm 2016 sụt giảm 12.3% nhưng lợi nhuận sau thuế hợp nhất lại đạt gần 120 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ.

NHP tăng 34.62%. NHP tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã đẩy mạnh bắt đáy cổ phiếu này trong tuần qua khi cổ phiếu này đã không ngừng giảm giá kể từ đầu tháng 12/2016.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là HVG với 13.35% và trên HNX là KDM với 25.3%.

HVG giảm 13.35%. HVG tiếp tục giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ việc (1) lợi nhuận sau thuế công ty mẹ bất ngờ ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 49 tỷ đồng sau kiểm toán BCTC năm 2016, trái ngược với con số lợi nhuận hơn 308 tỷ đồng trước kiểm toán. (2) cổ phiếu này đã chính thức bị Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào diện kiểm soát kể từ ngày 15/02.

KDM giảm 25.3%. KDM giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ KQKD năm 2016 được công bố với những kết quả không mấy khả quan. Theo đó, doanh thu năm 2016 đạt 74.8 tỷ đồng, giảm 15.6% và lợi nhuận sau thuế sụt giảm đến 45.5%, chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc 300,000 cổ phiếu ESOP sẽ được chính thức giao dịch kể từ tuần tiếp theo cũng phần nào khiến giới đầu tư e ngại hơn và đẩy mạnh bán ra cổ phiếu này trong tuần qua.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA