PwC: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 29 vào năm 2030

PwC: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 29 vào năm 2030

PwC – một trong những công ty dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới – vừa công bố dự báo về những nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới vào năm 2030, Business Insider cho hay.

Báo cáo với tiêu đề “The long view: how will the global economic order change by 2050?” (Tạm dịch: Quan điểm dài hạn: Trật tự kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi như thế nào vào năm 2050?) đã xếp hạng 32 quốc gia trên thế giới theo GDP toàn cầu dự kiến của từng quốc gia được tính bằng lý thuyết ngang giá sức mua (PPP).

Được biết, PPP là một thước đo được các nhà vĩ mô sử dụng để xác định năng suất kinh tế cũng như tiêu chuẩn sống giữa các quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

Các nghiên cứu của PwC cho thấy trong khi một số quốc gia vẫn giữ vị trí đầu bảng xếp hạng trong dự báo 13 năm tới, thì vẫn còn đó một số nền kinh tế khác đang tăng lên (hoặc giảm xuống) đáng kể vào năm 2030.

Lưu ý: Tất cả các con số dưới đây đều tính bằng đồng USD.

32. Hà Lan — 1,080 tỷ USD

31. Colombia — 1,111 tỷ USD

30. Nam Phi — 1,148 tỷ USD

29. Việt Nam — 1,303 tỷ USD


28. Bangladesh — 1,324 tỷ USD

27. Argentina — 1,342 tỷ USD

26. Ba Lan — 1,505 tỷ USD

25. Malaysia — 1,506 tỷ USD

24. Philippines — 1,615 tỷ USD

23. Australia — 1,663 tỷ USD

22. Thái Lan — 1,732 tỷ USD

21. Nigeria — 1,794 tỷ USD

20. Pakistan — 1,868 tỷ USD

19. Ai Cập — 2,049 tỷ USD

18. Canada — 2,141 tỷ USD

17. Tây Ban Nha — 2,159 tỷ USD

16. Iran — 2,354 tỷ USD

15. Italy — 2,541 tỷ USD

14. Hàn Quốc — 2,651 tỷ USD

13. Ả-rập Xê-út — 2,755 tỷ USD

12. Thổ Nhĩ Kỳ — 2,996 tỷ USD

11. Pháp — 3,377 tỷ USD

10. Anh — 3,638 tỷ USD

9. Mexico — 3,661 tỷ USD

8. Brazil — 4,439 tỷ USD

7. Đức — 4,707 tỷ USD

6. Nga — 4,736 tỷ USD

5. Indonesia — 5,424 tỷ USD

4. Nhật Bản— 5,606 tỷ USD

3. Ấn Độ — 19,511 tỷ USD

2. Mỹ — 23,475 tỷ USD

1. Trung Quốc — 38,008 tỷ USD