Chứng khoán Tuần 13/03 - 17/03: Large Cap suy yếu, VN-Index đi ngang trong tuần qua

Chứng khoán Tuần 13/03 - 17/03: Large Cap suy yếu, VN-Index đi ngang trong tuần qua

VN-Index tiếp tục giảm điểm trong tuần qua khi chịu sức ép điều chỉnh từ nhóm cổ phiếu Large Cap. Điểm tích cực là dòng tiền vẫn duy trì sự luân chuyển chủ động giúp giảm bớt diễn biến tiêu cực do nhóm cổ phiếu dẫn dắt tạo ra.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 13/03 - 17/03/2016

Giao dịch: Các chỉ số thị trường diễn biến trái chiều trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần giảm 0.23% đứng tại 710.54 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 0.28% đang dừng ở 88.38 điểm.

Thanh khoản thị trường trên cả hai sàn đồng loạt sụt giảm. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 156.4 triệu đơn vị/phiên giảm 9.83% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 42.9 triệu cổ phiếu/phiên giảm 4.2%.

Việc thị trường bước vào tuần lễ tái cơ cấu của các quỹ ETFs cùng kỳ họp tháng 3/2017 của FED đã khiến tâm lý giới đầu tư trở nên e ngại hơn. Điều này đã khiến diễn biến thị trường không có nhiều chuyển biến mới khi vẫn đi ngang trong xu thế giằng co trong tuần qua.

Sự phân hóa của nhóm cổ phiếu Large Cap vẫn là nhân tố chi phối chính xu hướng tăng/ giảm điểm của các chỉ số thị trường. Đà tăng/ giảm liên tục qua các phiên của nhóm cổ phiếu này là nguyên nhân chính khiến các chỉ số thị trường chủ yếu dao động trong biên độ hẹp. Trong đó, ROSNVL là những cổ phiếu nổi bật nhất ở phía tăng điểm nhờ thông tin được bổ sung vào danh mục các quỹ ETFs trong kỳ tái cơ cấu quý 1/2017.

Bên cạnh nhóm cổ phiếu Large Cap, một lực đỡ quan trọng khác của thị trường là nhóm cổ phiếu VN30 cũng chịu sức ép điều chỉnh qua các phiên. Dòng tiền liên tục rời khỏi nhóm cổ phiếu này khiến thanh khoản sụt giảm trên diện rộng. Tuy vậy, điểm tích cực là dù thanh khoản sụt giảm mạnh nhưng sự phân hóa vẫn được duy trì khá tốt và giúp nhóm cổ phiếu này không điều chỉnh quá sâu.

Giao dịch ở nhóm cổ phiếu Mid Cap, Small Cap và Micro Cap diễn ra không quá tiêu cực. Sự phân hoá của dòng tiền giúp nhiều cổ phiếu duy trì chuỗi tăng điểm ấn tượng như HT1, ITC, VPH, SHS, HCM, TDH, NLG, TCH, HUT…và làm nhòa đi giao dịch đang diễn ra tiêu cực ở phần còn lại của nhóm.

Phiên cuối tuần, áp lực bán tăng mạnh kéo VN-Index giảm điểm khá sâu. Nhóm cổ phiếu Large Cap với ROS, NVL, SAB, GAS, VIC, HPG… vẫn là tác nhân chính khiến các chỉ số thị trường giảm điểm mạnh. Đáng chú ý, các cổ phiếu được ETFs mua vào như ROS và NVL đều đồng loạt giảm sàn trước áp lực chốt lời tăng cao của giới đầu tư, ở chiều ngược lại các cổ phiếu bị ETFs bán ra như FLC, MSN, BVH, HQC… lại được dòng tiền đổ vào mạnh. Như thường lệ, thanh khoản tiếp tục bùng nổ trong phiên chốt danh mục của các quỹ ETF.

Nhà đầu tư nước ngoài: bán ròng hơn 568 tỷ đồng trên cả hai sàn (đã loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến). Trong đó, họ mua ròng trên HOSE với hơn 225 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với hơn 54.59 tỷ đồng. Nếu loại bỏ giao dịch thỏa thuận mua ròng đột biến từ ROS, VNMTLG thì khối ngoại lại bán ròng hơn 514 tỷ đồng trên HOSE. Lực mua và bán ròng của khối ngoại trong tuần qua vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu Bluechip và trụ cột.

Trên HOSE, lực mua ròng tập trung mạnh nhất là ở ROS với 612.3 tỷ đồng (giao dịch thỏa thuận bán ròng chiếm 70.6% với 432.27 tỷ đồng); tiếp theo là VNM với 391.4 tỷ đồng (giao dịch thỏa thuận bán ròng chiếm 49% với 192.55 tỷ đồng), TLG với 116.6 tỷ đồng (giao dịch thỏa thuận bán ròng chiếm 98% với 114.2 tỷ đồng), HBC với 67.5 tỷ đồng…Về phía bán ròng là các mã như KDC với gần 147.3 tỷ đồng, tiếp theo là ITA với 108.2 tỷ đồng, VCB với 104 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở DBC với 9.94 tỷ đồng, SHS với 6.34 tỷ đồng và VGC với 2.9 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở VCGPVS với 45 tỷ và 24 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là ITC tăng 16.81%, HT1 tăng 15.63%, VPH tăng 13.93% và trên HNX là SHS với 16.42%.

ITC tăng 16.81%. ITC tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Giới đầu tư vẫn đang đẩy mạnh mua vào cổ phiếu này sau khi công ty này công bố BCTC quý 4/2016. Theo đó, doanh thu hợp nhất năm 2016 đạt 278 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận kết quả ấn tượng khi tăng gần 3.6 lần, đạt hơn 26.3 tỷ đồng.

HT1 tăng 15.63%. HT1 tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ sự sôi động của dòng tiền đầu cơ khi cổ phiếu này đã liên tục giảm giá kể từ tháng 7/2015.

VPH tăng 13.93%. VPH tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Cổ phiếu này vẫn không ngừng leo dốc kể từ đầu tháng 2/2017. Nhiều khả năng việc nhóm cổ phiếu Bất động sản – Xây dựng liên tục nổi sóng trong thời gian qua là nguyên nhân chính khiến dòng tiền liên tục hướng mạnh sự chú ý vào cổ phiếu này..

SHS tăng 16.42%. SHS tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng việc khối ngoại đẩy mạnh gom hàng cổ phiếu này qua các phiên là nguyên nhân chính giúp cổ phiếu này ghi nhận chuỗi bứt phá ấn tượng trong tuần qua.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là GTN với 23.85% và VJC với 10.31%.

VJC giảm 10.31%. VJC giảm mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã đẩy mạnh chốt lời ở cổ phiếu trong tuần qua sau khi cổ phiếu này đã ghi nhận chuỗi tăng giá liên tục kể từ khi niêm yết trên HOSE kể từ ngày 28/02 vừa qua.

GTN giảm 23.85%. GTN giảm mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng việc cổ phiếu này không được bổ sung vào danh mục VNM ETF trong đợt tái cơ cấu quý 1/2017 như dự đoán đã khiến giới đầu tư ồ ạt bán ra cổ phiếu này trong tuần qua.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA