Chứng khoán Tuần 27/03 - 31/03: Dòng tiền chuyển hướng sang Mid Cap và Small Cap

Chứng khoán Tuần 27/03 - 31/03: Dòng tiền chuyển hướng sang Mid Cap và Small Cap

Áp lực chốt lời đã gia tăng ở nhóm Large Cap khiến cho đà tăng của thị trường bị chững lại trong tuần qua. Thanh khoản vẫn duy trì ổn định, nhưng dòng tiền đã có sự chuyển hướng với tâm điểm hướng về các nhóm cổ phiếu Mid Cap và Small Cap.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 27/03 - 31/03/2016

Giao dịch: Các chỉ số thị trường diễn biến trái chiều trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 0.02% đứng tại 722.31 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 0.6% đang dừng ở 90.82 điểm.

Thanh khoản trên cả hai sàn đồng loạt sụt giảm. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 185.8 triệu đơn vị/phiên giảm 6.31% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 43.5 triệu cổ phiếu/phiên giảm 16.8%.

VN-Index đã chinh phục thành công mốc kháng cự 720 điểm trong tuần giao dịch trước nhưng thị trường chưa thể bứt phá.

Là nhân tố chính giúp VN-Index cán mốc 720, nhưng sức nóng đã nhanh chóng mất đi ở nhóm cổ phiếu Large Cap trong tuần qua. Áp lực chốt lời gia tăng trở lại cùng sự rút lui của dòng tiền khiến nhiều cổ phiếu dẫn dắt suy yếu rõ rệt như VCB, CTG, BVH, MSN… và gây ảnh hưởng tiêu cực lên các chỉ số thị trường.

Tuy vậy, điểm tích cực là ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu này lên thị trường vẫn không quá lớn nhờ diễn biến khả quan ở các trụ cột còn lại như VNM, ROSVJC. Theo đó, chỉ số VN-Index chỉ biến động giằng co tăng/ giảm trong phạm vi hẹp qua các phiên. Đà tăng của VNM, ROS, VJC chủ yếu đến từ dòng tiền khối ngoại khi họ liên tục mua ròng ở các cổ phiếu này trong tuần qua.

Nhóm cổ phiếu VN30 có phần tích cực hơn khi thanh khoản duy trì ổn định. Dòng tiền đã có sự chuyển hướng mạnh từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt sang các cổ phiếu Mid Cap trong nhóm. Nổi bật như HAG, HNG, KBC, PVD, BMP… là những cổ phiếu có giao dịch sôi động.

Trái ngược với sự suy yếu của nhóm cổ phiếu Large Cap, dòng tiền vẫn đang duy trì sự sôi động ở các nhóm cổ phiếu Mid Cap, Small Cap và Micro Cap. Tuy vậy, cũng như các nhóm cổ phiếu Large Cap và VN30 khi sắc xanh và cả dòng tiền đều không có tính lan tỏa rộng. Cơ hội chỉ xuất hiện chủ yếu ở những cổ phiếu với những câu chuyện riêng cùng KQKD quý 1/2017 được kỳ vọng duy trì sự khả quan như PDR, DXG, HHS, CVT, DMC, DAG, GIL, KDH, DHG

Trong khi dòng vốn nội đã có dấu hiệu e ngại trở lại thì khối ngoại vẫn tiếp tục trở thành điểm sáng khi liên tục mua ròng qua các phiên. Với tâm điểm mua ròng đến từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt, sự sôi động của khối ngoại tiếp tục trở thành một trong những bệ đỡ chính cho sắc xanh thị trường trước sự đeo bám khá quyết liệt của áp lực chốt lời trong tuần qua.

Nhà đầu tư nước ngoài: mua ròng hơn 771.67 tỷ đồng trên cả hai sàn (đã loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến). Trong đó, họ mua ròng trên HOSE với hơn 829 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với hơn 21.47 tỷ đồng. Nếu loại bỏ giao dịch thỏa thuận mua ròng đột biến từ VJC thì khối ngoại vẫn mua ròng hơn 750 tỷ đồng trên HOSE. Lực mua và bán ròng của khối ngoại trong tuần qua vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu Bluechip và trụ cột.

Trên HOSE, lực mua ròng tập trung mạnh nhất là ở VNM với 394 tỷ đồng; tiếp theo là VJC với 114.7 tỷ đồng (giao dịch thỏa thuận bán ròng chiếm 68.7% với 78.8 tỷ đồng), HPG với 89.4 tỷ đồng, VHC với 63 tỷ đồng… Về phía bán ròng là các mã như VCB với gần 93.2 tỷ đồng, tiếp theo là PVD với 70 tỷ đồng, KDC với 54.39 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở VGC với 14.5 tỷ đồng, DBC với 14.3 tỷ đồng và VND với 8.34 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở PMSSHB với 35.3 tỷ và 3.8 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là HHS tăng 19.02%, DXG tăng 13.19%, PDR tăng 14.98%, PPI tăng 18.26% và trên HNX là PVI với 29.55%.

HHS tăng 19.02%. HHS tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ việc Chủ tịch HĐQT là ông Đỗ Hữu Hạ cam kết đăng ký mua vào cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu trong thời gian tới.

DXG tăng 13.19%. DXG tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ việc Tập đoàn này thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 rất khả quan trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2017. Theo đó, doanh thu kế hoạch đạt 3,300 tỷ đồng và lãi ròng dự kiến đạt 700 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với thực hiện năm 2016.

PDR tăng 14.98%. PDR tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ việc Công ty này thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 rất khả quan trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2017. Theo đó, doanh thu kế hoạch đạt 2,000 tỷ đồng và lãi ròng dự kiến đạt 336 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 34% và 39% so với thực hiện năm 2016.

PPI tăng 18.26%. PPI tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã đẩy mạnh bắt đáy cổ phiếu này trong tuần qua sau khi cổ phiếu này đã liên tục giảm giá kể từ thời điểm giữa tháng 2/2017 vừa qua.

PVI tăng 29.55%. PVI tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ việc Hội đồng quản trị Công ty đã thông qua kế hoạch nới room ngoại lên 100% trong thời gian tới.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là FUCVREIT với 30.14% và AGR với 14.55%.

FUCVREIT giảm 30.14%. FUCVREIT giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ sự gia tăng của hoạt động chốt lời sau khi chứng chỉ quỹ này đã ghi nhận chuỗi tăng trần qua 4 tuần liên tiếp kể từ khi bắt đầu niêm yết trên HOSE vào ngày 27/02/2017.

AGR giảm 14.55%. AGR giảm mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng giới đầu tư đã đẩy mạnh chốt lời ở cổ phiếu này sau chuỗi tăng giá ấn tượng trong tuần giao dịch trước.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA