Sếp Amazon vừa vượt mặt Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới

Sếp Amazon vừa vượt mặt Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới

Jeff Bezos giờ là người giàu nhất thế giới với tổng tài sản vượt ngưỡng 90 tỷ USD, CNBC cho hay.

Theo thông tin từ Forbes và Bloomberg, vị Giám đốc điều hành của Amazon có tổng tài sản vượt mức 89 tỷ USD tính tới thời điểm khép phiên giao dịch ngày thứ Tư, trong khi lượng tài sản của Bill Gates chỉ hơn 90 tỷ USD.

Giá cổ phiếu Amazon đã tăng thêm hơn 15 USD trong đêm qua, trong khi cổ phiếu Microsoft giảm nhẹ. Nếu giá cổ phiếu Amazon giữ được đà tăng hôm nay thì ông Bezos – người nắm giữ khoảng 80 triệu cổ phiếu Amazon – sẽ có thêm 800 triệu USD vào lượng tài sản của mình. Điều này sẽ giúp ông vượt mặt Bill Gates, với giả định giá trị của các tài sản ngoài cổ phiếu không thay đổi.

Dĩ nhiên, cổ phiếu Amazon có thể rút bớt đà tăng, hoặc cổ phiếu Microsoft có thể tăng lên. Tuy nhiên, ngay cả khi ông Bezos không là người giàu nhất thế giới khi khép phiên ngày thứ Năm thì ông cũng nhiều khả năng sẽ giành lấy ngôi đầu bảng từ Bill Gates trong vài ngày hoặc vài tuần tiếp theo.

Khi ông chính thức đạt ngôi vị giàu nhất, Bezos – người bắt đầu bán sách từ gara của mình 22 năm về trước – sẽ là người đầu tiên đẩy Bill Gates ra khỏi vị trí thứ nhất trong 7 năm và là người thứ 6 giữ vị trí “người giàu nhất thế giới” trong 30 năm qua, theo Forbes.

Sự trỗi dậy của Bezos cho thấy nhiều điều quan trọng – báo hiệu về giá trị và quyền lực không giới hạn của Amazon, cho thấy một bộ mặt mới về sự giàu có cho thế giới và loan truyền một dạng tỷ phú mới – người nghi ngờ về hoạt động từ thiện và có tầm ảnh hưởng lớn về văn hóa, công nghệ và truyền thông. Ông Jeff Bezos hoàn toàn đối lập với Bill Gates – người đã đứng đầu danh sách tỷ phú trong nhiều năm qua và hiến tặng tiền của mình cho hoạt động từ thiện.

Điều đáng ngạc nhiên nhất về sự trỗi dậy của ông Bezos là sự gia tăng trong tổng tài sản của ông ấy. Ông đã là tỷ phú trong gần 20 năm qua, lần đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes trong năm 1997 với tổng tài sản ròng là 1.6 tỷ USD sau đợt IPO của Amazon. Tài sản của ông lên mức 4.4 tỷ USD trong năm 2007, dần dần chạm mức 18.4 tỷ trước năm 2012, qua đó giúp ông lên hạng 26 trong danh sách tỷ phú Forbes.

Tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, giá cổ phiếu Amazon đã tăng vọt, và nhờ đó tổng tài sản của ông cũng leo dốc. Ông sở hữu 79.9 triệu cổ phiếu, hoặc chỉ gần 17% cổ phần công ty. Tổng tài sản ông tăng thêm 70 tỷ USD trong 5 năm vừa qua. Chỉ tính riêng 2 năm 2015-2016, tài sản của ông đã có thêm 45 tỷ USD – có lẽ là mức tăng tài sản mạnh nhất trong lịch sử.

Dĩ nhiên, ông Bezos từ chối công khai về tài sản của mình. Giống như đa số ông trùm công nghệ, ông khăng khăng cho rằng ông đang cố gắng thay đổi thế giới hơn là trở nên giàu có. Trong bài phát biểu ở Đại học Princeton, ông Bezos cho biết ông có ý tưởng bán sách trên mạng khi ông đang làm việc tại một quỹ đầu cơ ở New York. Giằng co giữa công việc lương cao và khởi nghiệp đầy rủi ro, cuối cùng ông đã chọn khởi nghiệp.

“Tôi đã chọn chon đường kém an toàn hơn để theo đuổi đam mê của mình và tôi tự hào vì đã làm thế”, ông cho biết.

Benzos có thể không phải là người giàu nhất thế giới hôm nay, nhưng ông có khả năng trở thành người giàu nhất trong lịch sử, ít nhất là tính bằng đồng USD. Tại mức cao nhất, Bill Gates có tổng tài sản là 90 tỷ USD, mức tài sản lớn nhất trong lịch sử. Với việc có ít dấu hiệu cho thấy đà tăng của Amazon có thể chậm lại, một ngày nào đó trong tương lai, ông Bezos có thể là người đàn ông đầu tiên có tổng tài sản lên mức 12 con số đầu tiên – hay nói thẳng ra là 100 tỷ USD.

Thực tế, sự trỗi dậy lên đứng đầu danh sách giàu có của Bezos cho thấy lượng tài sản của người giàu nhất thế giới đã gia tăng nhanh chóng như thế nào. Trong thập niên 1980, doanh nhân người Ả-rập Xê-út, Adnan Khashoggi, được xem là người giàu nhất trên thế giới với lượng tài sản ròng gần 4 tỷ USD. Vào năm 1995, khi ông Gates lần đầu tiên trở thành người giàu nhất thế giới thì tổng tài sản của ông là 12.9 tỷ USD.

Vào năm 2005, ông Gates vẫn đứng đầu nhưng với tài sản là 50 tỷ USD.

Trong năm 1987, theo Forbes, có 140 tỷ phú trên thế giới với tổng tài sản ròng của họ là 295 tỷ USD. Hiện số tỷ phú là 2,043 người và có tổng tái sản là 7.7 ngàn tỷ USD. Trên thực tế, số lượng tỷ phú mới trong năm 2016 – 233 người – còn nhiều hơn số tỷ phú trong năm 1987.

Ông Gates đã là người giàu nhất thế giới trong 18/23 năm vừa qua. Chỉ có 2 người vượt mặt ông trong 23 năm vừa qua, là Carlos Slim của Mexico, người từng lên đầu bảng trong giai đoạn 2010-2012, và Warren Buffett – từng giàu nhất thế giới trong năm 2008.

Thật vậy, ngoại trừ ông Slim và một số tỷ phú nước ngoài, ông Gates và Buffett đã trở thành những người đứng đầu danh sách. Tình bạn khắn khít của họ và sự hợp tác về hoạt động từ thiện đã giúp họ trở thành biểu tượng về mặt làm từ thiện của giới giàu có.

Bezos là một người rất khác. Không như Gates, ông vẫn chủ động điều hành và xây dựng doanh nghiệp. Ông là người không thích báo chí, hiếm khi chịu phỏng vấn hoặc phát biểu công khai. Ông là người có tính cạnh tranh cao. Và ông ít làm từ thiện.

Ngoài ra, ông có nhiều bất động sản – ông mua ngôi nhà đắt nhất ở Washington, D.C, và sở hữu các ngôi nhà ở Beverly Hills, California và New York cùng với Media, Washington – và là một trong những người sở hữu đất lớn nhất của Mỹ với hơn 300,000 acre.

Ông cũng sở hữu tờ The Washington Post và thành lập Blue Origin, công ty du hành không gian. Dẫu vậy, ông vẫn lái chiếc Honda Accord năm 1996 sau khi ông trở thành tỷ phú.

Khi được hỏi rằng cuộc đời ông đã thay đổi ra sao sau khi trở thành tỷ phú, ông nói: “Cá nhân tôi thấy không có gì thay đổi cả. Sự khác biệt lớn nhất là hiện chúng tôi có 50 triệu USD trong ngân hàng – một số tiền rất lớn”.

Với tổng tài sản vượt ngưỡng 90 tỷ USD, định nghĩa về “rất lớn” của ông Bezos có lẽ sẽ thay đổi./.