“Tê giác xám” là gì mà khiến nhà điều hành Trung Quốc đứng ngồi không yên?

“Tê giác xám” là gì mà khiến nhà điều hành Trung Quốc đứng ngồi không yên?

Nhiều nhà đầu tư mất ngủ vì “thiên nga đen” (black swan) – những sự kiện khó dự báo trước và thường gây ra sự hỗn loạn trên thị trường, như các cuộc tấn công khủng bố hoặc bong bóng dot-com vỡ ra, CNNMoney cho hay.

Hiện các cơ quan Chính phủ ở Trung Quốc đang được kêu gọi cảnh giác trước sự kiện “tê giác xám” (gray rhino) – là những mối nguy hiểm khá rõ ràng nhưng lại thường bị ngó lơ.

Vào ngày thứ Hai, Tờ People's Daily đã lên tiếng cảnh báo trên một bài viết ở trang nhất rằng các nhà điều hành cần phải tăng cường tính khẩn cấp trong việc ngăn ngừa và giải quyết các rủi ro tài chính.

“Là để chống lại sự kiện ‘thiên nga đen’, đồng thời chống lại sự kiện ‘tê giác xám’, tất cả các loại dấu hiệu rủi ro không nên được xem nhẹ”, trích lại từ tờ báo trên.

Đừng cảm thấy xấu hổ khi bạn chưa bao giờ nghe tới “tê giác xám”. Cụm từ này chưa được sử dụng nhiều trước khi một cuốn sách của tác giả Michele Wucker được phát hành trong năm 2016 với tựa đề là “Tê giác xám: Làm sao để nhận diện và hành động về những mối nguy hiểm rõ ràng mà chúng ta đã bỏ ra” ("The Gray Rhino: How to Recognize and Act on the Obvious Dangers We Ignore”). Cuốn sách sử dụng các ví dụ về các mối nguy hiểm có khả năng xảy ra khá cao nhưng lại bị bỏ qua như Cơn bão Katrina và sự sụp đổ của Liên minh Xô Viết.

Ở Trung Quốc, tâm điểm dường như đang hướng về các vụ bong bóng thị trường. Tờ People's Daily cho biết các cơ quan Chính phủ cần bảo vệ chặt chẽ chống lại các rủi ro từ tình trạng quá mức của thị trường như thị trường tín dụng, bất động sản và thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư sợ rằng cảnh báo của tờ People's Daily cùng với các bài phát biểu gần đây từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc báo hiệu rằng sẽ có một cuộc kiểm tra chặt chẽ về các tài sản rủi ro như các cổ phiếu giá thấp – nhiều trong số này thường được mua bằng cách vay nợ.

Chỉ số vốn hóa nhỏ Shenzhen Composite sụt 4.3% vào ngày thứ Hai. Chỉ số ChiNext – vốn tập trung vào các công ty công nghệ cao – lao dốc 5.1% và khép phiên tại mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015.

Michael Block, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Rhino Trading Partners, cho biết mối lo ngại ở đây là các nhà lãnh đạo sẽ kiểm soát quá mức việc sử dụng nợ và đòn bẩy trong giao dịch.

“Đây là thông tin tiêu cực cho các công ty vốn hóa nhỏ”, Block cho biết.

Phố Wall dường như không lo ngại về đà sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm thứ Hai. Cụ thể, Dow Jones và S&P 500 đều dao động gần mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số Tham lam và Sợ hãi của CNNMoney (CNNMoney's Fear & Greed index) cũng đang trong phạm vi “tham lam”.

Dẫu vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn nhớ lại đà tụt dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm 2015 – vốn đã lan ra toàn thế giới, bao gồm cả Phố Wall. Nỗi lo về Trung Quốc chính là yếu tố dẫn tới đà bán tháo vào ngày 24/08/2015 – qua đó khiến Dow Jones tích tắc mất 1,000 điểm.

Ông Block cho biết: “Khi một cơn chấn động đang xảy ra ở một thị trường nào đó trên thế giới, các thị trường khác thường có xu hướng làm theo”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra một lập trường cứng rắn hơn về vấn đề bong bóng thị trường trong những bài phát biểu kín tại Hội Nghị Công tác Tài chính Toàn quốc (NFWC) hồi tuần trước.

Dĩ nhiên, việc để tâm tới các hiện tượng bong bóng là một điều tích cực trong dài hạn vì bong bóng có thể trở thành một thảm họa tài chính khi chúng ta cho phép chúng tăng trưởng quá lớn. Bằng chứng là bong bóng nhà ở vào giữa những năm 2000. Hiện tượng này đã trở thành cuộc khủng hoảng năm 2008.

Dẫu vậy, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng ổn định trong những quý gần đây, nhờ các chương trình kích thích từ Chính phủ. Trong quý 2/2017, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức 6.9% so với cùng kỳ năm trước./.