Thị trường lao dốc bất ngờ, nhà đầu tư nên làm gì?

Thị trường lao dốc bất ngờ, nhà đầu tư nên làm gì?

Các đợt giảm giá thường được gây ra bởi những nguyên nhân khác biệt nhau. Tuy nhiên, có một số kỹ thuật phản ứng khá tương đồng trong những tình huống này.

Nếu xuất hiện tin xấu mà giá giảm thì không phải là chuyện lạ. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn có một số trường hợp tin tức không rõ ràng, “tranh tối tranh sáng”… nhưng vẫn khiến cho cổ phiếu lao dốc mạnh mẽ.

Những trường hợp như trên đôi khi sẽ đặt nhà đầu tư vào những tình huống rất khó xử. Giữ thì sợ lỗ nặng mà bán thì tiếc. Thậm chí có nhiều người tự thuyết phục mình rằng: “Chưa bán thì chưa coi là bị lỗ”. Vậy nếu bản thân gặp trường hợp tương tự thì nhà đầu tư nên làm gì?

Cắt lỗ để ổn định tâm lý

Không phải lúc nào cắt lỗ cũng là nhằm mục đích cầu mong cho giá giảm mạnh thêm. Đôi khi, tác động chủ yếu của hành động này chỉ là để giảm áp lực tâm lý và qua đó nhà đầu tư sẽ có cơ hội nhìn nhận thị trường một cách tỉnh táo và khách quan hơn.

Cắt lỗ là một bài học khá cũ nhưng chưa bao giờ mất đi tính quan trọng. Nếu bạn cảm thấy mất phương hướng thì việc cắt lỗ và tạm thời thoát ra là cần thiết.

Không mua bình quân giá xuống nếu chưa có tín hiệu mua trở lại

Việc mua bình quân giá xuống liên tục bất chấp các tín hiệu của những hệ thống trading là một chiến thuật sai lầm. Bởi vì khi giá giảm quá nhanh trong một thời gian ngắn thì dễ tạo ra các tín hiệu bán quan trọng.

Thay vì lao vào mua bất chấp với tư tưởng “rẻ rồi thì mua thôi”, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi đến khi có tín hiệu mua trở lại. Trong những giai đoạn như vậy cần đặc biệt chú ý nhóm MA (Moving Average) và các tín hiệu mua của nhóm này.

Nói không với margin

Việc sử dụng tiền vay trong bối cảnh giá cổ phiếu đang giảm mạnh là cực kỳ nguy hiểm. Vẫn biết giá cổ phiếu giảm mạnh là cơ hội bắt đáy nhưng điều này cũng có thể khiến cho xu hướng có sự thay đổi đáng kể.

Giả sử sau khi nhà đầu tư bắt đáy xong mà cổ phiếu vẫn không có dấu hiệu ngưng lại quá trình điều chỉnh thì áp lực sẽ đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư đó. Khả năng bị margin call sẽ cao dần nếu sau đó lại tiếp tục xuất hiện những đợt sụt giảm mới.

Xét theo khả năng chịu đựng rủi ro thì người chỉ giải ngân bằng tiền túi có thể chờ đợi và chống chịu với các đợt song giảm tốt hơn người đi vay.

Giá có phá vỡ đáy cũ quan trọng nào hay không?

Việc giảm bất thường cũng không thực sự đáng ngại. Tuy nhiên, việc giảm mạnh bất thường, phá vỡ liên tục các đáy cũ gần nhất trong vòng 6 tháng và 12 tháng thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Điều này cho thấy xu hướng tăng trưởng dài hạn có thể bị đảo ngược hoàn toàn.

Ví dụ dưới đây của CTD sẽ cho chúng ta minh họa rõ nét về vấn đề này. Đầu tháng 02/2018, giá CTD phá vỡ đáy cũ 6 tháng (vùng 185,000-200,000). Chỉ khoảng 6 tuần sau, giá tiếp tục phá vỡ đáy sâu nhất trong vòng 12 tháng (vùng 170,000-175,000).

Từ đó đến nay, giá CTD liên tục rơi vào trạng thái điều chỉnh mạnh và các phiên hồi phục (nếu có) đều khá yếu.

Nguồn: VietstockUpdater

Với những kinh nghiệm trên, hi vọng các nhà đầu tư sẽ rút ra được một số bài học bổ ích để có thể sống sót trong tình hình phức tạp như hiện nay.

Thế Phong

FILI