Moody’s thay đổi triển vọng của MaritimeBank từ tích cực sang ổn định

Moody’s thay đổi triển vọng của MaritimeBank từ tích cực sang ổn định

Trong ngày 14/08, Moody's Investors Service (Moody’s) đã thay đổi triển vọng của MaritimeBank từ “tích cực” sang “ổn định”, đồng thời giữ nguyên xếp hạng tiền gửi bằng đồng nội tệ và ngoại tệ cũng như xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành bằng đồng nội tệ và đồng ngoại tệ ở mức B3/Not Prime (“đầu tư không tốt”).

Bên cạnh đó, Moody’s cũng giữ nguyên xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) và cả BCA điều chỉnh ở mức caa1.

Ngoài ra, Moody's cũng giữ nguyên đánh giá rủi ro đối tác của MaritimeBank (CRA) là B2 (cr)/Not Prime (cr); xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) là B2/Not Prime.

Sự thay đổi về triển vọng của MaritimeBank phản ánh quan điểm của Moody’s rằng, bậc tín nhiệm dài hạn của Ngân hàng này sẽ giữ ổn định trong vòng 12-18 tháng tới. Mặc dù ngân hàng đang hợp tác chặt chẽ với Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) để bán tài sản thế chấp cho các khoản nợ xấu còn tồn đọng, nhưng Moody's cho rằng giao dịch thực sự này sẽ mất thời gian khi xét tới phức tạp quy trình thu hồi phức tạp và dài dẳng các tài sản có vấn đề ở Việt Nam.

Việc giữ xếp hạng tiền gửi và tổ chức phát hành của MaritimeBank ở mức B3 cùng với việc nâng BCA ở mức caa1 xuất phát từ kỳ vọng của Moody’s về khả năng hỗ trợ ở mức vừa phải của Chính phủ Việt Nam (Ba3, ổn định) trong thời gian cần thiết.

Việc giữ BCA của MaritimeBank tại caa1 phản ánh rủi ro tài sản cao trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, tấm đệm an toàn vốn mỏng khi Ngân hàng này có lượng tài sản có vấn đề khá lớn và khả năng sinh lời yếu. Tuy nhiên, nguồn tài trợ và tính thanh khoản của MaritimeBank là ổn định nhờ hỗ trợ bởi một lượng lớn tài sản có thanh khoản cao.

Tỷ lệ nợ có vấn đề của MaritimeBank ở mức 25% vào cuối tháng 3/2018, tăng từ mức 24% tại cuối năm 2017. Theo định nghĩa của Moody’s, khoản vay có vấn đề là tổng dư nợ nằm ở nhóm 2-5 theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam và trái phiếu do VAMC phát hành ra. Giá trị trái phiếu VAMC bằng 21% tổng dư nợ đã điều chỉnh của ngân hàng.

Xét tới quy mô lớn và bản chất rất tập trung, Moody’s cho rằng việc thu hồi khoản nợ có vấn đề còn tồn động sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng tài sản của ngân hàng.

Moody’s kỳ vọng lợi nhuận của ngân hàng sẽ cải thiện phần nào trong vòng 12-18 tháng tới, khi Ngân hàng này tăng danh mục cho vay. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản hữu hình (ROTA) – dao động quanh mức 0.1% trong vài năm qua – sẽ vẫn ở mức yếu do biên lợi nhuận thấp cũng như chi phí hoạt động và chi phí tín dụng vẫn ở mức cao.

Moody's đánh giá nguồn vốn và thanh khoản của MaritimeBank là ổn định. Tính tới cuối tháng 3/2018, tài sản thanh khoản chiếm 48% tổng tài sản ngân hàng, qua đó cung cấp một bộ đệm mạnh mẽ chống lại các cú sốc tài chính và thanh khoản.

Vũ Hạo

FiLi