Bị đánh giá tiêu cực về 3 tiêu chí có phải là đòn đau với kỳ vọng nâng hạng thị trường?

Bị đánh giá tiêu cực về 3 tiêu chí có phải là đòn đau với kỳ vọng nâng hạng thị trường?

Trong bản cập nhật phân hạng thị trường mới nhất của FTSE Russell, Việt Nam vẫn được giữ trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng hai, nhưng lại bị đánh giá tiêu cực hơn về 3 tiêu chí. Tuy vậy, điều này liệu có ảnh hưởng nhiều tới cơ hội nâng lên thị trường mới nổi hạng hai của Việt Nam?

Tại đợt rà soát tháng 3/2019, Ủy ban Tư vấn Phân hạng Thị trường Quốc gia FTSE đưa ra những thay đổi về tiêu chí của Việt Nam như sau:

- Thanh toán - tỷ lệ các giao dịch thất bại hiếmCập nhật từ “đạt” sang “N/A” do thông lệ thị trường trong việc tiến hành kiểm tra trước giao dịch.

Cho phép giao dịch ngoài sàn (off-exchange): Hạ bậc từ “hạn chế” xuống “không đạt”.

Lưu ký - quản lý tài khoản tách biệt có sẵn cho nhà đầu tư quốc tế: Hạ bậc từ “đạt” xuống “hạn chế”.

Thị trường phái sinh phát triển: Nâng bậc từ “không đạt” lên “hạn chế”. Đây là điểm sáng duy nhất của Việt Nam trong lần đánh giá này.

* FTSE vẫn giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng, đánh giá có phần tiêu cực hơn

Việc bị đánh giá tụt lùi 3 tiêu chí có lẽ là tin đáng buồn đối với thị trường Việt Nam, nhưng liệu có làm vơi bớt cơ hội được nâng lên thị trường mới nổi hạng hai của Việt Nam?

Khi xem xét kỹ càng hơn, các nhà đầu tư sẽ thấy trong 3 tiêu chí bị FTSE đánh giá tiêu cực hơn, chỉ có tiêu chí “Thanh toán - tỷ lệ các giao dịch thất bại hiếm” thuộc những tiêu chí cần có để được xem xét nâng lên thị trường mới nổi hạng hai (như thể hiện trong bảng trên). Và cũng cần phải nói rõ hơn, tiêu chí này được điều chỉnh từ “đạt” sang “N/A”, tức không có dữ liệu xác định chứ chưa hẳn là do chất lượng đi xuống.

Hai tiêu chí ("Quản lý tài khoản tách biệt có sẵn cho NĐT quốc tế" và "Cho phép giao dịch ngoài sàn") bị đánh giá tiêu cực thực tế không nằm trong 9 điều kiện cần thiết (dấu x trong bảng) để được xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng hai.

Tại đợt review lần này, tiêu chí “Thị trường phái sinh phát triển” được nâng bậc từ "không đạt" lên “hạn chế”, nhưng đáng tiếc là nó lại không thuộc những tiêu chí cần có để nâng lên thị trường mới nổi hạng hai.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

Tuấn Kiệt

FiLi