Trì hoãn Brexit mang lại tin xấu cho các công ty ở Anh

Trì hoãn Brexit mang lại tin xấu cho các công ty ở Anh

Tính đến năm 2019, tiến trình Brexit đã kéo dài được 3 năm, đồng thời cũng mang lại 3 năm bất ổn cho các công ty ở Anh. Vào ngày thứ Năm (11/04), quá trình rối rắm này lại vừa được kéo dài thêm 6 tháng nữa.

Việc Brexit được Liên minh châu Âu (EU) gia hạn vào phút chót đã xóa bỏ mối lo ngại hiện tại về kịch bản Brexit không thỏa thuận. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa rằng một số công ty sẽ tiếp tục trì hoãn quyết định đầu tư của họ.

“Tình hình bất ổn kéo dài đã khiến các công ty ở Anh ‘bó tay’, họ phải miễn cưỡng đưa ra những quyết định hàng ngày về việc tuyển dụng nhân viên, mở rộng quy mô và hoạt động đầu tư”, Catherine McGuinness, Giám đốc chính sách tại City of London Corporation, công ty chuyên về tài chính.

Nước Anh hiện đang đối mặt với hạn chót để rời khỏi EU vào cuối tháng 10/2019, EU đồng thời cũng là đối tác lớn nhất của quốc gia này. Phòng Thương mại Anh cho biết các thành viên thuộc của họ không mấy hào hứng với Brexit được kéo dài này.

“Các công ty sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, nhưng sự bực tức của họ với quá trình chính trị dường như không có hồi kết này là điều có thể thấy được”, Adam Marshall, ông chủ của BBC – người đã so sánh quá trình Brexit với việc cài đặt hệ thống GPS của ô tô để tìm đường đến một nơi không xác định – cho biết.

Sự bế tắc kéo dài của Brexit cũng đã khiến nền kinh tế Anh trì trệ theo, việc đình trệ đó được thể hiện qua thị trường nhà ở suy yếu, sụt giảm sản lượng ô tô, vốn đầu tư giảm và khiến các cấp quản lý mất hy vọng.

Thị trường lao động dồi dào cộng với mức chi tiêu mạnh mẽ của người tiêu dùng vẫn không đủ để ngăn sự giảm tốc của đà tăng trưởng kinh tế. Tính đến tháng 2/2019, nền kinh tế Anh đã tăng 0.3% trong ba tháng, đây là mức tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự bế tắc kéo dài của Brexit.

Nguồn vốn đầu tư kinh doanh giảm 0.9% trong ba tháng cuối năm 2018, đánh dấu lần đầu tiên vốn đầu tư ở Anh giảm 4 quý liên tiếp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các cuộc nghiên cứu cho thấy các hoạt động đầu tư lại vừa tiếp tục giảm trong quý đầu tiên của năm 2019.

Các công ty ở Anh buộc phải chuẩn bị kỹ càng cho một quá trình Brexit hỗn loạn, đồng nghĩa với việc sẽ có thêm những hàng rào thương mại mới xuất hiện và tạo ra việc trì hoãn kéo dài tại cửa khẩu của biên giới các nước.

Một vài công ty, bao gồm nhà sản xuất thuốc Sanofi (GCVZR) và Novartis (NVS), cũng đã phải dự trữ hàng tại Anh. Một số nhà sản xuất, nhà cung cấp thực phẩm và các siêu thị cũng đã hành động tương tự.

Tuần trước, công ty EasyJet (ESYJY) cho biết tình hình bất ổn kéo dài đã làm giảm nhu cầu đối với các chuyến bay ở châu Âu. Vào ngày thứ Tư (10/04), Giám đốc điều hành (CEO) của Tesco (TSCDF), chuỗi siêu thị lớn nhất nước Anh, nói rằng người tiêu dùng đang phát ra những dấu hiệu của chứng “mệt mỏi vì Brexit”.

“Bối cảnh bất ổn chính trị vốn đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng – các nhà máy ô tô đang bị ép phải ngưng hoạt động, nguồn vốn đầu tư giảm và việc làm thì trở nên khan hiếm”, Mike Hawes, CEO của Hiệp hội các nhà sản xuất và phân phối xe máy, cho biết. “Tình hình này không thể tiếp tục được nữa”.

Trước đó, các công ty đều tỏ ra hứng thú với việc nước Anh sẽ rời khỏi khối liên minh vào hạn chót vốn được ấn định là ngày 29/03/2019 cùng với một bản thỏa thuận đảm bảo sự chuyển tiếp sẽ diễn ra suôn sẻ và duy trì mối quan hệ thương mại mật thiết với EU trong tương lai.

Một vài chuyên gia kinh tế đã nghĩ rằng việc kéo dài thời hạn Brexit lần thứ hai này sẽ giúp giải phóng nguồn vốn đầu tư và thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế. Nhưng thay vào đó, tình trạng bất ổn của nền kinh tế vẫn đang tiếp diễn.

“Tình trạng bất ổn hiện tại sẽ tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng tín dụng tiêu cực đến nền kinh tế Anh và các công ty trên khắp đất nước này, đồng thời kìm hãm nguồn vốn đầu tư và mức chi tiêu”, các chuyên gia phân tích tại Moody’s cho biết trong một báo cáo của ngày thứ Năm (11/04).

Kallum Pickering, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại ngân hàng Berenberg, nói rằng việc kéo dài thời hạn Brexit là “không tốt” đối với nền kinh tế Anh và ông nhấn mạnh rằng nguy cơ xảy ra kịch bản Brexit hỗn loạn như “một thanh gươm” đang treo lơ lửng trên đầu của nước Anh.

Sau khi EU đồng ý gia hạn thêm cho quá trình Brexit, ngân hàng Berenberg đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của kinh tế Anh trong năm 2019 từ 1.4% xuống còn 1.2%.

Vũ Hạo (Theo CNN Business)

FiLi