IMF: Nhà nhập khẩu Mỹ gánh chịu gần như toàn bộ mức thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc

IMF: Nhà nhập khẩu Mỹ gánh chịu gần như toàn bộ mức thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đang làm tổn thương một mục tiêu ngoài ý muốn khi các cuộc chiến tranh thương mại, nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy.

Nghiên cứu, được công bố hôm thứ Năm, cho biết doanh thu thuế thu được từ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc đã được các nhà nhập khẩu Mỹ gánh chịu gần như hoàn toàn.

Mỹ và Trung Quốc đã mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại trong hơn 1 năm. Trong khoảng thời gian đó, họ áp thuế bổ sung lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa lẫn nhau. Tuy nhiên, “gần như không có sự thay đổi trong giá biên giới (có loại trừ hàng rào thuế quan) của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và có sự tăng mạnh trong giá nhập khẩu (sau khi đã tính hàng rào thuế quan), khớp với độ lớn của hàng rào thuế quan”, nghiên cứu từ IMF cho thấy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định trong ngày 08/05 rằng việc áp thuế cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc “sẽ mang về cho kho bạc Mỹ” tới 100 tỷ USD mỗi năm. Thế nhưng, IMF cho biết thâm hụt thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn là gần như không thay đổi ngay cả khi có hàng rào thuế quan.

Ngoài ra, ông Trump cũng dọa nâng thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa chịu thuế. Theo IMF, điều này có thể gây tổn thương tới người tiêu dùng Mỹ khi các công ty này có khả năng truyền dẫn phần chi phí tăng thêm tới người tiêu dùng.

“Người tiêu dùng tại Mỹ và Trung Quốc chắc chắn là những người thua cuộc từ căng thẳng thương mại”, báo cáo của IMF cho biết, đồng thời cho biết thêm thuế quan cao hơn cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. “Mặc dù tác động đến tăng trưởng toàn cầu là tương đối khiêm tốn vào thời điểm này, nhưng động thái leo thang mới nhất có thể tác động mạnh tới tâm lý doanh nghiệp và thị trường tài chính, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và gây nguy cơ cho sự phục hồi của đà tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi