Những người hoạt động trong ngành chất bán dẫn Trung Quốc nghĩ gì về lời kêu gọi tự lực cánh sinh của quốc gia?

Những người hoạt động trong ngành chất bán dẫn Trung Quốc nghĩ gì về lời kêu gọi tự lực cánh sinh của quốc gia?

Joseph Xie Zhifeng đã trở về quê hương Thượng Hải vào năm 2000, sau 17 năm sinh sống và làm việc tại Mỹ và Singapore, để tham gia vào đội ngũ những nhà sáng lập của công ty hiện là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc.

“Hồi năm 2000, thành phố Phố Đông hầu hết là đất nông nghiệp và toàn bộ khu công nghệ cao Trương Giang khi đó chỉ là một ngôi làng”, ông Xie cho biết trong một buổi phỏng vấn, đề cập đến một quận ở Thượng Hải nơi có trụ sở chính của Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC). “Ngày nay, chuỗi cung ứng Đồng bằng sông Dương Tử về cơ bản đã được hoàn thiện và chỉ thua kém tiêu chuẩn hàng đầu thế giới từ 5 đến 10 năm phát triển”.

Mặc dù là sự chuyển biến to lớn, nhưng những người có thâm niên trong ngành đều lo lắng sự lạc hậu về công nghệ đó có thể không bao giờ được thu nhỏ lại nếu Trung Quốc cứ tiếp tục đi trên con đường nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài thay vì tự phát triển công nghệ tại nước mình, dẫn đến kết cục là Trung Quốc bị phụ thuộc vào những bạn hữu mà có thể nay mai liền sẽ biến thành kẻ thù.

Tư tưởng này bắt đầu hình thành từ những dây chuyền lắp ráp tivi màu, sau đó chuyển sang xe hơi và mạch tích hợp, nhưng những công nghệ được bán cho Trung Quốc thường đã bị lạc hậu và trong một số trường hợp bị lỗi thời, theo ông Xie – người từng làm việc tại Intel và Chartered Semiconductor trước khi gia nhập SMIC, ông đã lên đến chức vụ Phó Chủ tịch SMIC vào thời điểm nghỉ việc năm 2011.

Thực tế là Trung Quốc có rất ít lựa chọn trong việc nhập khẩu bí quyết công nghệ cao bởi vì quốc gia này đã tụt hậu khá xa về chuyên môn công nghệ và sản xuất, cộng thêm sự lo lắng vốn có.

“Người Trung Quốc có câu một người nội trợ giỏi cũng không thể nấu được bữa ăn ngon mà không có gạo. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi không chỉ thiếu gạo, mà thậm chí còn không có bếp, chảo và các dụng cụ nấu ăn khác nữa”, ông Xie nói. “Trong một thời gian dài, những quan niệm như vậy vẫn không xuất hiện trong đầu của những nhà hoạch định chính sách đứng đầu đất nước”.

Cuộc chiến thương mại kéo dài hơn 1 năm nay đã cho thấy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn lòng chặn đứng khả năng tiếp cận với mọi thứ của Trung Quốc, từ phần mềm cho đến bán dẫn và công nghệ nguyên tử để kìm hãm đà tăng trưởng của Trung Quốc.

Các dấu hiệu cho thấy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tách ra xa khỏi nhau đã truyền ra những làn sóng đả kích qua chuỗi cung ứng toàn cầu và làm lộ diện sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ để phục vụ cho các trụ cột kinh tế chính của đất nước.

Không có lĩnh vực nào hiểu rõ về mối đe dọa này hơn lĩnh vực chất bán dẫn, sau khi Mỹ đặt một trong những công ty hàng đầu Trung Quốc, Huawei Technologies, vào danh sách đen để ngăn chặn các công ty Mỹ như Intel và Qualcomm khỏi việc bán chip cho Huawei.

Những thiết bị nhỏ xíu nhưng phức tạp này là linh kiện tối quan trọng để các sản phẩm điện tử, truyền thông và điện toán tiêu dùng hàng ngày có thể thực hiện được chức năng của chúng, chúng còn có mặt trong một loạt thiết bị có độ tinh vi ngày càng tăng như lĩnh vực hàng không vũ trụ và dịch vụ tài chính cho đến chăm sóc sức khỏe và bán lẻ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chất bán dẫn là ngành cần tập trung nhiều vốn và hiện đang dựa trên một chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp.

Ban lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã tăng gấp đôi nỗ lực để chuyển nhiều quỹ và sự hỗ trợ của Nhà nước hơn đến cho lĩnh vực này với hy vọng sẽ thu hẹp được khoảng cách tụt hậu.

Thông điệp rõ ràng nhất được chuyển đến vào tháng 05/2018 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ những kỹ sư và nhà khoa học hàng đầu quốc gia và kêu gọi sự tự lực của quốc gia trong các công nghệ cốt lõi và tạo nên đột phá trong các lĩnh vực quan trọng.

Thông điệp của ông Tập xuất hiện sau khi ZTE, nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc, phải đối mặt với một lệnh cấm thương mại khiến họ tê liệt vì đã vi phạm thỏa thuận trừng phạt của Mỹ lên Iran và CHDCND Triều Tiên. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này đã phải trả số tiền 1.4 tỷ USD và chấp nhận sự giám sát của Mỹ trước khi họ được phép tiếp tục mua bộ vi xử lý từ các công ty Mỹ.

Lời kêu gọi của ông Tập đã gây ra một loạt hành động và đồng thời cũng nhen nhóm cho sự quay trở lại của một đề tài tranh luận ở Trung Quốc vốn đã xuất hiện và nổi lên nhiều lần từ những năm 1990 – việc làm nào sẽ tốt hơn cho Trung Quốc, tự phát triển các loại chip công nghệ hay mua chúng từ các nước khác.

Một chủ đề phổ biến nổi lên từ những cuộc phỏng vấn Post với các vị giám đốc thuộc ngành chip và nhà nghiên cứu có thâm niên là sự cân bằng mà Trung Quốc phải thiết lập giữa nguồn đầu tư mạnh mà ngành công nghiệp này cần và nguồn lợi nhuận mà những vụ đầu tư đó có thể, hoặc không thể, mang lại.

Họ đã chỉ ra rằng nếu là lĩnh vực công nghệ tiên tiến, một ngành phát triển nhanh chóng và yêu cầu phải được đầu tư mạnh và lặp lại, thì không đảm bảo đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận.

Họ nói rằng công nghệ không phải là vấn đề có thể giải quyết đơn giản bằng cách ném một đống tiền vào đó, mặc dù làm vậy có thể giúp ích một chút nhưng không thể giải quyết hoàn toàn. Một con đường trông có vẻ rất xán lạn và rộng mở lại có thể nhanh chóng thu hẹp lại và biến thành con đường cùng là việc rất thường xuyên xảy ra.

Những người theo phe “nên mua từ nước ngoài”, như Hao Lichao, một người có thâm niên trong ngành đến từ Huada Semiconductor Co, chỉ ra sự vô ích của việc cố gắng trở nên tự lực trong mọi khía cạnh của quy trình sản xuất, từ những thiết bị được sản xuất chuyên dụng để thiết kế phần mềm, cho đến các loại vật liệu tiên tiến.

“Việc đó là không thể … trừ phi chúng ta cảm thấy ổn với việc lùi lại một bước lớn về lại thời đại micro”, ông Hua cho biết. (Một nano mét (nm) nhỏ hơn ba bậc so với một mi-cro mét (µm). Dòng iPhoen XS của Apple sử dụng những con chip được sản xuất bởi quy trình 7nm hiện đại nhất hiện nay).

Một người theo phe đối lập là ông Ni Guangman, cựu Kỹ sư trưởng của Lenovo Group và là một trong những người ủng hộ tư tưởng tự lập nhiệt tình nhất. Vào những năm 1990, ông Ni đã xảy ra bất đồng với Chủ tịch của Lenovo, Liu Chuanzhi, về hướng nghiên cứu và phát triển của công ty dẫn đến kết cục là công ty bị sụp đổ.

Bây giờ, ông Ni (80 tuổi), là một trong những học viên đầu tiên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, nói rằng cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung là cuộc xung đột đang chờ được châm ngòi.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi